1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đinh Thị Thanh Mai 2. Giới tính: nữ 3. Ngày sinh: 05/01/1982 4. Nơi sinh: Hưng Yên 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không 7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu văn bản “ Dược tính ca quát” 8. Chuyên ngành: Hán Nôm 9. Mã số: 62 22 01 04 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí, PGS. TS. Nguyễn Văn Thinh 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Giải mã một số mục/phần của văn bản giúp cho việc cảm thụ, nghiên cứu về văn bản thuận lợi. - Trên cơ sở hệ thống hóa một cách tổng thể văn bản Dược tính ca quát hiện lưu giữ tại VNCHN, nghiên cứu đặc điểm văn bản về mặt văn bản học làm rõ tính nguyên sơ dân gian về mặt văn bản học của chúng. - Trên cơ sở đối chiếu danh mục các mục hay các phần được ghi chép và hệ thống hóa các mục thuộc phần chung và phần riêng làm sáng tỏ các vấn đề về nội dung chứa đựng trong 07 văn bản “Dược tính ca quát”. - Xác định văn bản tiêu biểu có tính đại diện cho “Dược tính ca quát” từ danh mục 07 văn bản hiện đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm để giới thiệu văn bản này cho học giới và những người quan tâm. - Nêu rõ những giá trị cơ bản về phương diện tư liệu của văn bản Dược tính ca quát nhằm cung cấp thông tin về y học cổ truyền Việt Nam nói chung, cũng như góp phần hiểu thêm về dược liệu học nói riêng. - Kết quả nghiên cứu của luận án là giới thiệu một phần nào đó về Y Dược học truyền thống Việt Nam trong thư tịch Hán Nôm qua “Dược tính ca quát”. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn nếu có: - Ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy Hán Nôm, y dược học cổ truyền - Ứng dụng tri thức dược – mạch – y vào trong phòng, khám, trị bệnh - Ứng dụng vào việc trồng, gìn giữ,bảo vệ và bào chế dược liệu 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: - Ngoài những nội dung đã nghiên cứu, trình bày trong Luận án, có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về nguồn gốc, đặc tính, công dụng của từng loại dược liệu, quy chúng vào nhóm theo từng nhóm bệnh; nghiên cứu có hệ thống hơn về phương pháp bào chế trong Y học cổ truyền thông qua tư liệu Hán Nôm. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: 1. Đinh Thị Thanh Mai (2017),“Giới thiệu văn bản Dược tính ca quát”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Huế, Đại học Huế, tập 10 (2), tr. 55-57. 2. Đinh Thị Thanh Mai (2018), “Dược tính ca quát – cuốn sách quý trong giảng dạy chữ Hán, chữ Nôm và những tri thức giá trị về y học truyền thống ở nước ta”, Tạp chí nghiên cứu nước ngoài, Trường Đại học ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội tập 34 (3), tr.164 – 167. 3. Đinh Thị Thanh Mai (2018) ,“Giới thiệu bài Nhân thân cương lĩnh phú”, Hội thảo Hán Nôm thường niên, VNCHN. 4. Đinh Thị Thanh Mai (2018), “ Chữ Nôm dưới góc độ văn tự học”, Kỉ yếu Hội thảo quốc tế dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh GRS, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội, tr.432 - 439. 5. Đinh Thị Thanh Mai (2018), “Vấn đề văn tự trong văn bản Dược tính ca quát”, Kỉ yếu hội thảo quốc tế Ngôn ngữ học Việt Nam những chặng đường phát triển và hội nhập quốc tế, Trường Đại học Sư Phạm, Đà Nẵng, tr. 291-295. 6. Đinh Thị Thanh Mai (2019), “ Giới thiệu một số sách Hán văn viết về cây làm thuốc ở Việt Nam và Trung Quốc”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ ngôn ngữ quốc tế học tại Việt Nam, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội, tr.291 - 301. 7. Đinh Thị Thanh Mai (2019), “Dược tính ca quát qua góc nhìn so sánh”, Nghiên cứu Hán Nôm 2019, NXB Thế giới, tr.695-706. 8. Đinh Thị Thanh Mai (2019), “ Cấu trúc phần chung của nhóm văn bản Dược tính ca quát”, Kỉ yếu Hội thảo quốc tế dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh GRS, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội, tr.506-513. 9. Đinh Thị Thanh Mai (2019), “Học chữ Hán, chữ Nôm qua Nam bang thảo mộc”, Kỉ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ V, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, tr.914-925. 10. Đinh Thị Thanh Mai (2020), “Cấu trúc phần riêng trong văn bản Dược tính ca quát”, Kỉ yếu Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam, tr.312- tr3.22.
|