1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Thị Thanh Diệu 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 02/06/1982 4. Nơi sinh: Phước Sơn, Quảng Nam 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 998/QĐ – CTHSSV ngày 26 tháng 07 năm 2016 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Tôi được giao đề tài tiến sĩ: “Ứng phó với stress của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, tại QĐ số 1177/QĐ-ĐT ngày 07/09/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục. Tôi được phép chỉnh sửa tên đề tài thành: “Nghiên cứu tác động của chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần đến hiểu biết về sức khỏe tâm thần của giáo viên và học sinh các trường trung học cơ sở tại Đà Nẵng”, tại Quyết định số 434/QĐ-ĐHGD ngày 3/4/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. 7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tác động của chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần đến hiểu biết về sức khỏe tâm thần của giáo viên và học sinh các trường trung học cơ sở tại Đà Nẵng 8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên 9. Mã số: 9310401.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: - PGS. TS Lê Quang Sơn - PGS. TS Trần Thành Nam 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Luận án tổng quan được các nghiên cứu về chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần trên thế giới. Qua đó, chỉ ra được nội dung, cách thức thực hiện và hiệu quả của các chương trình nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần ở nhiều nơi trên thế giới. - Hệ thống được cơ sở lý thuyết liên quan đến hiểu biết về sức khỏe tâm thần như khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng đến hiểu biết về sức khỏe tâm thần; lý thuyết về chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần như khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng, tác động của chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần đến kiến thức, thái độ và hành vi sức khỏe của con người. - Luận án thích nghi chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần trong trường học (The Guide) cho phù hợp với điều kiện tại trường học Việt Nam. The Guide là chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần được chứng minh là hiệu quả trong các điều kiện văn hóa, kinh tế, giáo dục … khác nhau như Pháp, Mỹ, Malawi, Canada, Tazania. - Bên cạnh chương trình The Guide, luận án còn thích nghi được công cụ khảo sát hiểu biết về sức khỏe tâm thần như thái độ kỳ thị đối với người bệnh, niềm tin vào nguyên nhân gây rối loạn tâm. Công cụ này được chứng minh đảm bảo tính khoa học, độ tin cậy, có thể sử dụng để khảo sát hiểu biết về sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên, người lớn. - Luận án đã đánh giá hiệu quả của chương trình The Guide thực hiện tại các trường trung học cơ sở tại Đà Nẵng. Chương trình này được chứng minh là có thể thay đổi kiến thức, thái độ và hướng đến hành vi sức khỏe tích cực ở học sinh, giáo viên. Do đó chương trình này có thể áp dụng tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông Việt Nam 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào thực tiễn tại các trường phổ thông trung học Việt Nam cũng như trong cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần cho học sinh, giáo viên cũng như người dân nói chung 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: - Nghiên cứu hiệu quả của chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần The Guide trong các trường trung học tại các vùng miền khác nhau - Xây dựng và đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần dành cho người dân 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: 1. Bùi Thị Thanh Diệu, Trần Thành Nam (2017), “Chương trình nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần thông qua mạng Internet”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tâm lý học và sự phát triển bền vững con người trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, ISBN: 978 – 604 – 73 – 5736 – 9, trang 313 – 323. 2. Bùi Thị Thanh Diệu, Đặng Hoàng Minh (2018), “Hiểu biết về sức khỏe tâm thần trẻ em của giáo viên trung học cơ sở tại Thành phố Đà Nẵng”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Tâm lý học đường lần thứ 6, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, ISBN: 978-604-54-4471-9, trang 610 – 617. 3. Bùi Thị Thanh Diệu (2019), “Nâng cao nhận thức của giáo viên phổ thông về sức khỏe tâm thần”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 64, Issue 7, 2019, trang 59 – 67. 4. Bùi Thị Thanh Diệu, Lê Quang Sơn (2019), “Mental heath literacy among teacher of secondary school in Da Nang, VietNam”, Tạp chí Hàn lâm quốc tế Nga, Số 3 (35), trang 27 – 33.
|