1. Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Nga 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 19/11/1980 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ- XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định thay đổi giáo viên hướng dẫn và tên đề tài luận án số 2216/QĐ-SĐH ngày 08 tháng 07 năm 2016 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Tên đề tài luận án: Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức (nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội) 8. Chuyên ngành: Xã hội học 9. Mã số: 62.31.03.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa, TS Dương Văn Thắng 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án - Luận án đã nhận diện thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức cả về quy mô, nhu cầu, nguyện vọng, cách thức lựa chọn phương thức tham gia, mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. - Chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức, đó là các yếu tố chủ quan từ phía người lao động như: đặc điểm nhân khẩu xã hội, nhận thức của người lao động, điều kiện sinh hoạt, nhà ở, thu nhập chi tiêu; Thứ hai là thể chế chính sách; Thứ ba là yếu tố truyền thông về bảo hiểm xã hội tự nguyện. - Đề xuất khuyến nghị nhằm tăng cường sự tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn Luận án góp thêm cách nhìn tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện. Những luận cứ khoa học và thực tiễn của nghiên cứu này giúp có thêm cơ sở bằng chứng thực tiễn để hoàn thiện chính sách, đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho người lao động khu vực phi chính thức; Đồng thời, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu, giảng dạy về an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo - Nghiên cứu về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện - Quản trị của cơ quan bảo hiểm xã hội về lĩnh vực bảo hiểm xã hội tự nguyện. 14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án: (1) Nguyễn Thị Tuyết Nga (2018), “Một số vấn đề trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động tại Quận Tây Hồ”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 4, (1b), tr. 44-53. (2) Nguyễn Thị Tuyết Nga, Nguyễn Thị Kim Hoa (2018), “Thực trạng người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện (Qua nghiên cứu tại quận Tây Hồ và huyện Đông Anh, Hà Nội)”, Tạp chí Xã hội học, (3) (143), tr 118-128. (3) Nguyễn Thị Tuyết Nga, Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Một số vấn đề tồn tại trong triển khai bảo hiểm y tế bắt buộc”, An sinh xã hội và công tác xã hội, Nxb Hồng Đức, tr. 133-148. (4) Nguyễn Thị Tuyết Nga, Hà Thị Ngọc Thịnh (2015), “Đánh giá của người dân về chế độ bảo hiểm xã hội hiện nay”, An sinh xã hội và công tác xã hội, Nxb Hồng Đức, tr. 149-165.
|