1. Họ và tên: Trịnh Thanh Hương 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 14/02/1983 4. Nơi sinh: Bắc Giang 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3253/2016/QĐ-XHNV, ngày 30 tháng 09 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài từ “Nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe tâm thần của cha mẹ có trẻ bị rối loạn cảm xúc, hành vi” sang đề tài “Nhận thức của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho con có rối loạn tâm thần”. Theo quyết định số 3122/ QĐ-XHNV ngày 29/11/2017. 7. Tên đề tài luận án: Nhận thức của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho con có rối loạn tâm thần. 8. Chuyên ngành: Tâm lý học 9. Mã số: 62 31 04 01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Sinh Phúc 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: 11.1. Về mặt lý luận: Nghiên cứu nhận thức của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho con có rối loạn tâm thần cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho lĩnh vực tâm lý học sức khỏe, tâm lý học lâm sàng, tâm lý y học về bệnh/ rối loạn tâm thần trẻ em, chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em cho đối tượng là người chăm sóc đó là cha mẹ của trẻ. Luận án đã hệ thống các tài liệu về nhận thức về bệnh, nhận thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần, phương pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe tâm thần. Đồng thời xây dựng các khái niệm sức khỏe tâm thần, rối loạn tâm thần trẻ em, chăm sóc sức khỏe tâm thần, nhận thức của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe tâm thần. Ngoài ra, luận án cũng tiếp cận một số lý thuyết ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho con, những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe tâm thần. Từ đó xây dựng khung lý thuyết nhận thức của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe tâm thần. Luận án đưa ra những kiến nghị góp phần nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho đối tượng là cha mẹ của trẻ trong bối cảnh hiện nay. 11.2. Về mặt thực tiễn: Luận án chỉ ra thực trạng nhận thức của cha mẹ về rối loạn của con còn hạn chế, chưa đầy đủ. Các kiến thức về bệnh mới tập chung ở việc biết về tên rối loạn, chưa nhận thức được nguyên nhân gây rối loạn; biểu hiện, triệu chứng của rối loạn, cũng như chưa nhận thức tốt về điều trị, người điều trị, thời gian điều trị, liệu pháp điều trị; đánh giá thấp khả năng của trẻ. Bên cạnh đó nhận thức về chăm sóc của cha mẹ mới chỉ tập chung vào chăm sóc học tập và chăm sóc thể chất hơn là chăm sóc tinh thần khi con có rối loạn. Luận án cũng chỉ ra được mối tương quan cũng như dự báo được mối quan hệ giữa nhận thức của cha mẹ và chăm sóc của họ. Cha mẹ nhận thức về rối loạn, về chăm sóc càng tốt thì hành vi chăm sóc của họ với con càng thường xuyên. Ngoài ra, các biến số nhân khẩu xã hội như trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân… cũng có tương quan và dự báo được nhận thức của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho con. Thử nghiệm tác động giáo dục tâm lý cho cha mẹ cũng cho thấy, nhận thức của cha mẹ về rối loạn của con, về chăm sóc có sự thay đổi tốt lên sau mỗi lần tác động. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Cha mẹ có nhận thức đúng về RLTT, CSSKTT sẽ có những hành vi chăm sóc cho con phù hợp. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (1) nhận thức của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em trong cộng đồng”; (2) chất lượng chăm sóc có thể dự báo khả năng phục hồi về SKTT ở trẻ”. 14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án: 1. Trịnh Thanh Hương (2017), “Nhận thức của cha mẹ về nhận diện các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ đến khám và điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm Thần- Bệnh viện Bạch Mai”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Ứng dụng Tâm lý học, Giáo dục học vào can thiệp rối loạn phát triển”, NXB Thế giới, tr.249-257. 2. Trịnh Thanh Hương (2017), “Mức độ stress của cha mẹ khi con có vấn đề sức khỏe tâm thần”, Kỷ yếu hội thảo Quốc tế Tâm lý học khu vực Đông Nam Á lần thứ nhất “Hạnh phúc con người và phát triển bền vững”, Quyển 2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.78-87. 3. Trịnh Thanh Hương (2018), “Căng thẳng tâm lý của cha mẹ trong chăm sóc con có rối loạn tâm thần ở độ tuổi đi học”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, “Tâm lý học & sự phát triển bền vững”,Tập 2, NXB Hồng Đức, tr.377-385. 4. Trịnh Thanh Hương (2018), “Thực trạng khó khăn của cha mẹ về nhận diện các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Tâm lý lâm sàng – Viện Sức khỏe tâm thần lần thứ nhất, NXB Y học, tr. 86-92. 5. Trịnh Thanh Hương (2019), “Mental health care of parents for children with mental disorders”, Proceedings of International Conference “Healthy Behavior in Modern Society”, Viet Nam National University Press, Ha Noi, pp.127-138. 6. Trịnh Thanh Hương (2019), “Thực trạng chăm sóc của cha mẹ có con có rối loạn tâm thần tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc Gia – Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí tâm lý học xã hội (12), tr 125-139.
|