Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Phương Duy
Tên đề tài: Xuân Thu quản kiến: Vấn đề văn bản và tư tưởng Nho học của Ngô Thì Nhậm

1. Họ và tên: Lê Phương Duy                                        2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 27/11/1987                                                4. Nơi sinh: Bắc Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3684/2015/QĐ-XHNV, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Xuân Thu quản kiến: Vấn đề văn bản và tư tưởng Nho học của Ngô Thì Nhậm

8. Chuyên ngành: Hán Nôm                                            9. Mã số: 62 22 01 04

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Kim Sơn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án tiến hành tổng thuật được tình hình nghiên cứu, dịch thuật liên quan đến đề tài từ những năm 60-70 của thế kỷ XX đến nay. Trên cơ sở đó đánh giá những thành tựu, thiếu khuyết của những công trình đi trước.

- Khảo sát, đối chiếu, lập bảng khảo dị một số bộ phận trong 3 dị bản Xuân thu quản kiến, đưa ra nhận định về chất lượng, phỏng đoán niên đại và lựa chọn được văn bản VHv.807 làm bản đáng tin cậy phục vụ dịch thuật, nghiên cứu.

- Nhận định về quan điểm của Ngô Thì Nhậm đối với sự ra đời và ý nghĩa, giá trị của kinh Xuân thu, mục đích biên soạn Xuân thu quản kiến.

- Quy nạp và trình bày 04 phương pháp chủ đạo được Ngô Thì Nhậm sử dụng để luận giải kinh Xuân thu.

- Nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề về thể lệ (bút pháp) và đại nghĩa Xuân thu được luận giải trong tác phẩm.

- Nghiên cứu và làm rõ tư tưởng của Ngô Thì Nhậm ở các phương diện như thiên nhân cảm ứng, đạo đức - tu dưỡng, chính trị. Bước đầu có sự đối sánh giữa tư tưởng của Ngô Thì Nhậm trong Xuân thu quản kiến với một số tác phẩm khác của ông, chỉ ra một số nhân tố của bối cảnh lịch sử tác động đến hoạt động luận giải kinh điển và tư tưởng của Ngô Thì Nhậm.

- Cung cấp một bản dịch chú (tuyển chọn) Xuân thu quản kiến có chất lượng tốt để phục vụ nghiên cứu.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án có thể chuyển thành sách chuyên khảo phục vụ đào tạo, nghiên cứu.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tiếp tục đi sâu nghiên cứu về tư tưởng Ngô Thì Nhâm và tư tưởng Kinh học, Nho học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1. Lê Phương Duy (2015), “Trâu thư trích lục” – Một bộ giáo khoa thư tiết yếu Mạnh Tử trong chương trình cải lương giáo dục tại Việt Nam đầu thế kỷ XX”, Thông báo Hán Nôm học, NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 137-154.

2. Lê Phương Duy (2016), “Đạm Trai Nhữ Bá Sỹ và tác phẩm Đại học đồ thuyết”, Tạp chí Hán Nôm, T.III (136), tr. 36-51.

3. Lê Phương Duy (2017), “Giải độc Xuân thu quản kiến Tự tự của Ngô Thì Nhậm”, Nghiên cứu Hán Nôm năm 2017 (Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia có phản biện), NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 357-369.

4. Lê Phương Duy (2018), “Phương pháp thông diễn kinh Xuân thu của Ngô Thì Nhậm trong Xuân thu quản kiến”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (chuyên san Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học) T. IV (3b), tr. 432-446.

5. Lê Phương Duy (2020), “Nghiên cứu văn bản tác phẩm Xuân thu quản kiến của Ngô Thì Nhậm” (Kỷ yếu hội thảo khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học 2019, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 10-41.

6. Lê Phương Duy (2020), “Tìm hiểu tư tưởng đạo đức, chính trị của Ngô Thì Nhậm trong Xuân thu quản kiến”, Tạp chí Hán Nôm T.III (160), tr. 28-41.

 Đỗ Tuấn Anh
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   |