Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Phan Văn Kiền
Tên đề tài: Vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử

1. Họ và tên: Phan Văn Kiền                                2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 23/03/1985                                     4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/QĐ-XHNV, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 4679/QĐ-XHNV, ngày 18/12/2019 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV về việc thay đổi người hướng dẫn luận án.

7. Tên đề tài luận án: Vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử.

8. Chuyên ngành: Báo chí học                                         9. Mã số: 62.32.01.01.

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Văn Hà

11. Tóm tắt các kế quả mới của luận án:

Thứ nhất, luận án nhìn nhận vai trò phản biện xã hội của báo điện tử trong mối quan hệ với hướng dẫn dư luận xã hội một cách cụ thể, có khảo sát, đánh giá.

Thứ hai, luận án phân tích quá trình tác động của thông điệp phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội trên báo điện tử tới các nhóm công chúng thông qua phương pháp phỏng vấn nhóm.

Thứ ba, luận án đánh giá hiệu quả phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử dựa trên khảo sát kết hợp giữa chiều dọc (trục thời gian theo mục) và chiều ngang (các sự kiện cụ thể trên hai báo). Các công trình đã công bố chủ yếu đánh giá theo trục ngang, tức là lựa chọn từng trường hợp cụ thể để khảo sát và đánh giá. Việc đánh giá theo trục ngang dễ tạo cảm giác chất lượng phản biện xã hội của báo điện tử rất cao do các trường hợp được lựa chọn là những trường hợp điển hình, thành công. Tuy nhiên, khi đánh giá theo chiều dọc thì cho một kết quả không tương đồng.

Thứ tư, luận án đánh giá hiệu quả của việc tích hợp đa phương tiện của các báo điện tử trong quá trình phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội. Đây là một phương thức mà hầu hết các báo điện tử có thể sử dụng như là một lợi thế không loại hình nào có được. Tuy nhiên, việc tích hợp đa phương tiện trên các báo điện tử trong quá trình phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.

Thứ năm, luận án đánh giá quá trình tác động của thông tin báo chí lên việc hình thành và đóng góp ý kiến thảo luận của công chúng báo điện tử.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu luận án có thể được sử dụng trong đào tạo báo chí truyền thông và làm căn cứ để cải tiến, thay đổi hoạt động của các báo điện tử nói chung và báo điện tử Tuổi Trẻ và Vnexpress nói riêng.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu về không gian công trên báo điện tử và mạng xã hội.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

[1] Phan Văn Kiền (2014), “Thông diễn về văn hóa sợ hãi của công chúng truyền thông Việt Nam hiện đại”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ trường ĐHKHXH&NV, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr34-56.

[2] Phan Văn Kiền (2015), “Một số vấn đề của các tạp chí khoa học Việt Nam tham gia phản biện khoa học và phản biện xã hội”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập 31(2), tr29-38.

[3] Phan Văn Kiền (2015), “Phản biện xã hội trên tuoitre.vn và vnexpress.net về sự kiện thay thế cây xanh ở Hà Nội năm 2015”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập 31 (5) tr34-45.

[4] Phan Văn Kiền (2015), “Tính đặc thù của không gian công trên báo điện tử”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ: Nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn, tiếp cận từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr14-27.

[5] Phan Văn Kiền (2016), “Sự soán ngôi của mạng xã hội hay là quá trình lên ngôi của phản biện xã hội và trí tuệ cá nhân”, Tạp chí Cộng sản, Chuyên đề Hồ sơ - Sự kiện (328), tr18-21.

[6] Phan Văn Kiền (2017), “Xu hướng phát triển của báo chí hiện đại: Những thách thức với báo chí Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, Chuyên đề Hồ sơ - Sự kiện (353), tr26-28.

[7] Phan Văn Kiền (2017), “Thảo luận về thách thức của trí tuệ nhân tạo với truyền thông hiện đại”, Báo chí truyền thông, những vấn đề trọng yếu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr213-218.

[8] Phan Van Kien (2018), Characteristics of Discussion in"Public Sphere" of Vietnam Electronic Newspaper through "Newsand Opinion" Column - Tuoi Tre Newspaper, Journal of Sociology andAnthropology (Horizon Research Publishing - USA) Vol6(3): pp337-347.

 Đào Thị Thu Hà
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   |