1. Họ và tên: Đào Thị Hiền 2.Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 18/07/1979 4. Nơi sinh: Hải Phòng 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3972/QĐ-ĐHKHTN ngày 24/11/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không 7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phát thải thủy ngân tại một số nhà máy nhiệt điện đốt than ở Việt Nam. 8. Chuyên ngành: Khoa học Môi trường 9. Mã số: 9440301.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Khải 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Luận án cung cấp, đánh giá các số liệu phân tích thủy ngân trong than antraxit sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện đốt than tại Việt Nam. - Luận án nghiên cứu sự phát thải thủy ngân từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, trong đó có thủy ngân thông qua bụi (PBM) theo dòng khói thải vào môi trường không khí từ nhà máy nhiệt điện. Việc nghiên cứu phát thải tại các nhà máy nhiệt điện từ trước đến nay tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các chất ô nhiễm: bụi, khí SOx, NOx, ít đề cập đến thủy ngân. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: - Luận án cung cấp bộ dữ liệu kết quả phân bố thủy ngân trong hoạt động nhà máy nhiệt điện đốt than bao gồm từ nguyên liệu đầu vào: than nhiên liệu, đá vôi/nước biển dùng để khử SOx trong khí thải đến các sản phẩm cháy đầu ra: tro, xỉ, thạch cao, bụi, khí thải, nước thải hệ thống khử SOx. - Thông qua kết quả phân tích hàm lượng thủy ngân trong các sản phẩm cháy sau khi đốt than tại các nhà máy nhiệt điện, luận án bước đầu xác định mức độ tồn tại của thủy ngân trong các loại chất thải khác nhau của nhà máy nhiệt điện, từ đó đề xuất đối tượng cần kiểm soát và biện pháp quản lý phù hợp. - Từ năm 2015 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhiều lần dự thảo sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện – QCVN 22:2009/BTNMT trong đó dự kiến bổ sung kiểm soát thêm thông số thủy ngân trong khí thải. Việc bước đầu nghiên cứu, đánh giá hàm lượng thủy ngân trong bụi, nồng độ thủy ngân trong khí thải tại các nhà máy nhiệt điện này sẽ có giá trị thực tiễn khi trở thành một phần tham khảo trong quá trình xây dựng, hiệu chuẩn quy chuẩn; xây dựng quy định về đăng ký phát thải và chuyển giao phát thải (PRTR) thủy ngân sau này. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Với hướng tiếp cận lấy mẫu, phân tích thực nghiệm để xác định tỷ lệ hàm lượng thủy ngân/bụi; thủy ngân/khí thải; lượng thủy ngân trước và sau mỗi thiết bị xử lý bụi và khí thải của mỗi nhà máy nhiệt điện, có thể: - Xác định được hiệu suất đồng xử lý thủy ngân của các thiết bị xử lý bụi và khí thải đối với loại than antraxit. - Xây dựng được hệ số phát thải, định lượng được lượng thủy ngân phát thải vào môi trường không khí từ hoạt động sản xuất điện. Hệ số này sẽ không đồng nhất giữa các nhà máy do đặc tính nhiên liệu, chế độ hoạt động của thiết bị cũng như hệ thống xử lý bụi, khí thải mỗi nhà máy có sự khác nhau nhất định. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: [1]. Đào Thị Hiền, Đinh Văn Tôn, Võ Thị Cẩm Bình, Nguyễn Thùy Lan, Nguyễn Mạnh Khải (2017), “Bước đầu nghiên cứu thủy ngân tại một số nhà máy nhiệt điện đốt than của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, tập 33, số IS, 2017, tr 76-84. [2]. Đào Thị Hiền, Nguyễn Mạnh Khải, Đinh Văn Tôn, Võ Thị Cẩm Bình, Nguyễn Thùy Lan (2018), “Bước đầu phân tích, đánh giá hàm lượng thủy ngân trong mẫu than nguyen liệu sử dụng tại một số nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, tập 34, số 4 (2018), tr 104-108.
|