1. Họ và tên: Phùng Thị Thu Trang 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 6/8/1983 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2331/QĐ-ĐHNN ngày 23/12/2016 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tiêu đề luận án bằng tiếng Việt ( tiêu đề cũ “ Nghiên cứu đối chiếu trật tự cụm động từ trong tiếng Hán và tiếng Việt”, tiêu đề mới “ Nghiên cứu đối chiếu trật tự các thành tố của cụm động từ trong tiếng Hán và tiếng Việt”) 7. Tên đề tài luận án: 汉、越动词词组语序对比研究 (Nghiên cứu đối chiếu trật tự các thành tố của cụm động từ trong tiếng Hán và tiếng Việt) 8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc 9. Mã số: 9220204.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh & TS. Vũ Thị Hà 11. Tóm tắt các kết quả của luận án: (1) Do tiếng Hán và tiếng Việt đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, đều chủ yếu dựa vào trật tự từ và hư từ để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, vì vậy khi khảo sát trật tự của động từ và các thành phần nghĩa của nó hoặc động từ với các thành phần bổ tố của nó, chúng tôi phát hiện rất nhiều điểm tương đồng trong hai ngôn ngữ, ví dụ : - Về trật tự của động từ với thành phần nghĩa của nó: trong hai ngôn ngữ có động từ hai ngữ trị hoặc ba ngữ trị đều phải dùng giới từ để dẫn ra thành phần ngữ nghĩa của nó. Vị trí của giới từ cùng với các thành phần ngữ nghĩa như nơi chốn, công cụ, đối tác, tiếp thể, đương thể, lợi thể đều nằm ở trước động từ, thành phần thời gian thông thường không cần dùng giới từ dẫn ra và có thể đặt trước hay sau thành phần thực thi nhưng nhất định phải trước động từ, thành phần biểu kết quả và thành phận thụ động thường nằm ở sau động từ. - Về trật tự của động từ và các thành phần bổ tố của nó: trong hai ngôn ngữ có nhiều điểm tương đồng như: động từ đều đứng trước thành phần bổ tố biểu thị kết quả, thành phần bổ tố biểu thị số lượng, thành phần bổ tố biểu thị xu hướng; động từ đều thường đứng sau các thành phần bổ tố biểu thị tần suất, thành phần bổ tố biểu thị tình thái; khi động từ cùng kết hợp với thành phần bổ tố biểu thị trạng thái và thành phần bổ tố biểu thị trình độ, thì động từ có thể đứng trước hoặc sau các thành phần bổ tố đó... (2) Tuy hai ngôn ngữ đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập nhưng qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy trật tự cụm động từ trong hai ngôn ngữ không phải tương đương giống nhau trong mọi trường hợp, mà nó cũng có hiện tượng đan chéo với nhiều khác biệt, ví dụ: - Trong tiếng Việt, giới từ cùng với các thành phần ngữ nghĩa như đối tác, tiếp thể, lợi thể công cụ có thể đứng sau động tự, nhưng trong tiếng Hán hiện đại không có trật tự này. - Sau khi khảo trật tự động từ khi cùng xuất hiện với thành phần ngữ nghĩa và thành phần bổ tố thì chúng tôi đã tìm ra nhiều trật tự điển hình chứng minh tiếng Hán thuộc ngôn ngữ có kết cấu nghịch còn tiếng Việt lại thuộc ngôn ngữ có kết cấu thuận. - Hai ngôn ngữ tuy cùng một loại hình ngôn ngữ đơn lập nhưng mỗi ngôn ngữ vẫn có những đặc trưng ngôn ngữ riêng , điều này đã dấn đến những khác biệt trong trật tự của hai ngôn ngữ. Ngoài ra có thể thấy, trong cụm động từ tiếng Hán giới từ và trợ từ được sử dụng để liên kết động từ với các thành phần ngữ nghĩa và thành phần bổ tố có tần suất sử dụng cao hơn trong tiêng Việt. (3) Ngoài trật tự thông thường, chúng tôi đã khảo sát đối chiếu một số hiện tượng biến đổi trật tự trong cụm động từ, về cơ bản đã tìm được nhiều điểm tương đồng, nhưng chúng cũng nhiều khác biệt mà nguyên nhân là do có thể trong tiếng Hán loại trật tự này là đặc thù nhưng trong tiếng Việt loại trật tự đó lại là thông thường. (4) Rất nhiều trường hợp trật tự động từ thông thường và trật tự động từ đăc thù của hai ngôn ngữ đều chịu sự chế ước của thành phần ngữ nghĩa. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn - Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề đối chiếu tiếng Hán với tiếng Việt trước hết là trật tự cụm động từ. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào quá trình nghiên cứu, giảng dạy tiếng Hán, đặc biệt là trong giảng dạy ngữ pháp tiếng Hán. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu lỗi sai người học tiếng Hán ở Việt Nam thường mắc phải về trật tự cụm động từ tiếng Hán và biện pháp khắc phục. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: (1). Phùng Thị Thu Trang (2017). 汉语动词词组的一些常规语序与越南学生动词词组语序偏误分析. Kỷ yếu “Hội thảo khoa học Quốc gia dành cho HVCH & NCS lần thứ nhất –ĐHNN-ĐHQGHN ”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 627- 633 (ISBN 978-604-62-9306-4). (2). Phùng Thị Thu Trang (2018). 现代汉语句子语序与句义的关系-跟越南语对比. Kỷ yếu “ Hội thảo khoa học Quốc tế dành cho HVCH & NCS lần thứ nhất –ĐHNN-ĐHQGHN”. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 734 – 739 (ISBN 978-604-62-6097-4). (3). Phùng Thị Thu Trang (2019). 汉、越动词词组语序研究综述. Kỷ yếu “ Hội thảo khoa học Quốc tế dành cho HVCH & NCS lần thứ hai ” –ĐHNN-ĐHQGHN), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 833- 838 (ISBN 978-604-9870-81-1).
|