Thời gian: 10:00 Thứ Ba, ngày 21/9/2021. Diễn giả: TS. Đặng Hoàng Hải Anh – chuyên gia cao cấp về kinh tế học, học giả thỉnh giảng tại Khoa Quốc tế, ĐHQGHN. Tọa đàm được tổ chức Trực tuyến qua #Zoom_meeting Link đăng ký tham dự tại đây: https://forms.gle/C5wUbQ7U5inU7w5t6 (Ban Tổ chức sẽ gửi mail thông báo ID zoom tới quý vị) PISA là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Programme for International Student Assessment” dịch là Chương trình đánh giá học sinh quốc tế, do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo. PISA nổi bật nhờ quy mô toàn cầu và tính chu kỳ 3 năm 1 lần. PISA xây dựng 1 khung đánh giá năng lực riêng không dựa trên bất cứ chương trình giáo dục của quốc gia nào về 3 lĩnh vực là Toán học, Khoa học, Đọc hiểu để đánh giá học sinh tuổi 15, tuổi kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. Mặc dù là nước nghèo nhất trong kỳ thi PISA năm 2012 và 2015, Việt Nam có điểm số cao hơn hẳn các nước đang phát triển khác, và thậm chí còn cao hơn các nước giàu có nền giáo dục như Mỹ hay Anh. Việc này gây ra nhiều sự quan tâm và chú ý của các học giả, nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách giáo dục khắp nơi trên thế giới. Tất cả đều muốn biết các yếu tố nào giúp Việt Nam có thể đạt được thành tích ấn tượng như vậy? + Mẫu học sinh PISA có đại diện cho học sinh cả nước không? Nếu không, thì cần chỉnh sửa thế nào cho đúng? + Liệu có việc luyện thi PISA giúp học sinh đạt thành tích cao hơn? + Các nhân tố học sinh và gia đình giải thích được đến mức nào điểm thi của Việt Nam? + Các nhân tố này giúp giải thích thế nào sự khác biệt giữa điểm thi của Việt Nam so với các nước khác? Tại buổi tọa đàm VISL-TALK 3, diễn giả sẽ phân tích định lượng đánh giá các yếu tố góp phần giải thích điểm số cao của Việt Nam trong kỳ thi PISA. Trân trọng chào mừng quý Thầy/Cô và quý vị quan tâm đăng ký tham dự. Thông tin liên hệ: Ms.Hải Âu/0985.180.138 hoặc Mr.Minh Quân 0898.699.991 >>>>> Xem thêm các thông tin về VSL:
|