1.1. Giới thiệu về khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN
Tiền thân của Trường ĐHKHXH&NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là Trường Đại học Văn khoa Hà Nội (thành lập theo sắc lệnh số 45 do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10/10/1945), tiếp đó là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (thành lập ngày 05/06/1956). Ngày 10/12/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường ĐHKHXH&NV, được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Trải qua hơn sáu mươi năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHKHXH&NV luôn được nhà nước Việt Nam coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Là một trường đại học trọng điểm, đầu ngành, có uy tín và truyền thống lâu đời, Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội có sứ mệnh đi đầu trong sáng tạo, truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Nhiều nhà khoa học, nhà chính trị, nhà hoạt động xã hội, nhà quản lý hàng đầu và nhiều tài năng trong nước đã được đào tạo hoặc trưởng thành từ Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN. Rất nhiều cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Trung ương của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, các viện nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, các Giáo sư, Phó giáo sư, GV đầu ngành tại các trường đại học, học viện trên khắp đất nước đã trưởng thành từ Trường ĐH KHXH&NV.
Thành tích về đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường được thể hiện thông qua các danh hiệu: Huân chương Lao động hạng Nhất năm (1981), Huân chương Độc lập hạng Nhất (2001), danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (2005), Huân chương Hồ Chí Minh (2010); 10 nhà giáo được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 16 nhà giáo được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học, công nghệ; 25 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và 56 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
Trường ĐH KHXH&NV-ĐHQGHN có truyền thống đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu trong các lĩnh vực thuộc khoa học xã hội và nhân văn.
Trường hiện có 15 khoa và 01 bộ môn trực thuộc đào tạo 18 trình độ cử nhân hệ chuẩn, 4 hệ chất lượng cao, 03 NVCL, 29 chuyên ngành thạc sĩ và 31 chuyên ngành tiến sĩ. Phần lớn các khung chương trình, nội dung môn học được cải tiến và xây dựng mới theo phương pháp tiếp cận hiện đại, chú trọng đến đạt chuẩn đầu ra. Trường đã tổ chức đào tạo theo tín chỉ nên khá linh hoạt cho người học lựa chọn, đặc biệt là các chương trình đào tạo liên thông (bằng kép, ngành kép) với các trường ĐH thành viên của ĐHQGHN, các ĐH trong và ngoài nước.
Là đơn vị thành viên của ĐHQGHN, Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn được thừa hưởng nhiều lợi thế rất lớn, trong đó bao gồm tính tự chủ cao, được ưu tiên đầu tư của nhà nước, được sử dụng các nguồn lực chung (GV cho các môn học chung, cơ sở vật chất, thư viện…), phát triển các chương trình Đào tạo, nghiên cứu có tính liên ngành cao.
Trường ĐHKHXH&NV coi hợp tác quốc tế là một trong những công tác hết sức quan trọng để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ và SV, cải thiện từng bước cơ sở vật chất, phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường, tăng cường sự hiểu biết, tình đoàn kết hữu nghị và sự hợp tác giữa các dân tộc.
Các hình thức hợp tác song phương và đa phương mà Trường đã và đang tiến hành gồm các lĩnh vực: trao đổi tài liệu khoa học, trao đổi học giả và SV, tổ chức các khoá học ngắn hạn, các hội thảo quốc tế, phối hợp triển khai các đề tài nghiên cứu chung.
Hiện nay, Trường có quan hệ hợp tác với hơn 100 trường đại học, các tổ chức giáo dục và các tổ chức quốc tế trên thế giới. Trường đã kí văn bản hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học song phương với nhiều đại học và viện nghiên cứu như: Đại học Paris 7, Đại học Toulouse 1, Đại học Toulouse 2, Đại học Monperlier, Đại học Grenobe, Đại học Montesquieu – Bordeau IV của Pháp; Đại học Quebec Abitibi-Temiscamingue của Canada, Viện nghiên cứu Á – Phi, Đại học Lomonosov của Cộng hoà Liên Bang Nga; Đại học Passau, Quỹ Kondrad Adenamer, Đại học Humboldt Berlin của Cộng hoà Liên bang Đức; Đại học Leiden và Đại học Amsterdam (Hà Lan); Đại học MIT; Đại học Connecticut, Đại học California của Hoa Kì; Đại học Rio Cuerto của Agentina; Đại học Sư phạm Quảng Tây, Học viện Dân tộc Quảng Tây, Đại học sư phạm Hoa Nam Quảng Châu của Trung Quốc; Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Đại học Fukushima, Đại học Quốc gia Tokyo của Nhật Bản; Đại hoc Ngoại ngữ Hàn Quốc ở Seoul, Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Ngoại ngữ Busan,.. của Hàn Quốc; Đại học Mahasarakham, Đại học Chiangmai, Đại học Silpakorn của Thái Lan và một số đại học của Australia, Bỉ, Đài Loan, Braxin…
Hiệu quả của sự hợp tác quốc tế của Trường ngày càng được nâng cao. Trung bình hàng năm có khoảng hơn 100 lượt cán bộ, SV của Trường ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ. Trường cũng đón khoảng hơn 100 lượt cán bộ và SV của các trường, viện nghiên cứu của các nước trên thế giới đến làm việc và học tập tại trường.
Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN là một trong những trường có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt và được quản lý theo phương pháp Quản trị Đại học hiện đại. Vì vậy, Trường cũng đã thu hút được một số cán bộ trình độ cao, làm việc tốt trong môi trường Quốc tế.
Quy mô đào tạo luôn được giữ vững với số lượng hơn 15.000 SV các hệ đào tạo hàng năm. Đào tạo sau đại học cũng ổn định với số lượng HV hàng năm khoảng 5000 người.
Tính đến năm 2008, Khoa Lịch sử có 15 GV có trình độ TS tham gia ĐATP, 12 GV có thể giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, 13 GV đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, PPGD, KTĐG, NCKH ở nước ngoài. 7 CBQL (bao gồm Ban Chủ nhiệm Khoa và chuyên viên chuyên trách) tham gia ĐATP có kinh nghiệm quản lý, điều hành tại Khoa, nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về quản trị đại học tiên tiến trong cũng như ngoài nước. Như vậy, để phát triển chuyên ngành thạc sỹ LSVN sớm đạt chuẩn quốc tế, cần thiết phải tăng cường và phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng đội ngũ GV và CBQL.
Trong một vài năm gần đây, Bộ môn LSVN của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đào tạo được 20 tiến sĩ (trong đó có 2 HV người nước ngoài). Bên cạnh đó, có khoảng 15 HV và NCS từ các nước (Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ, Pháp...) đến thực tập, trao đổi và viết luận án tại Bộ môn.
Tính đến năm 2008 Khoa Lịch sử đã thực hiện được 10 đề tài NCKH các cấp, tổ chức được 03 hội thảo, hội nghị; 50 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước; 10 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành nước ngoài; 06 sách chuyên khảo được công bố.
Về cơ sở vật chất, Khoa Lịch sử đã được trang bị 06 phòng học/phòng máy tính/phòng điều hành, 01 phòng học học thuật dùng chung.
Hiện nay, Trường có quan hệ hợp tác với hơn 100 trường đại học, các tổ chức giáo dục và các tổ chức quốc tế trên thế giới. Trường đã kí văn bản hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học song phương với nhiều đại học và viện nghiên cứu như: Đại học Paris 7, Đại học Toulouse 1, Đại học Toulouse 2, Đại học Monperlier, Đại học Grenobe, Đại học Montesquieu – Bordeau IV của Pháp; Đại học Quebec Abitibi-Temiscamingue của Canada, Viện nghiên cứu Á – Phi, Đại học Lomonosov của Cộng hoà Liên Bang Nga; Đại học Passau, Quỹ Kondrad Adenamer, Đại học Humboldt Berlin của Cộng hoà Liên bang Đức; Đại học Connecticut, Đại học California của Hoa Kì; Đại học Rio Cuerto của Agentina; Đại học Sư phạm Quảng Tây, Học viện Dân tộc Quảng Tây, Đại học sư phạm Hoa Nam Quảng Châu của Trung Quốc; Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Đại học Fukushima, Đại học Quốc gia Tokyo của Nhật Bản; Đại hoc Ngoại ngữ Hàn Quốc ở Seoul, Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Ngoại ngữ Busan,.. của Hàn Quốc; Đại học Mahasarakham, Đại học Chiangmai, Đại học Silpakorn của Thái Lan và một số đại học của Australia, Bỉ, Đài Loan, Braxin…
1.2. Giới thiệu chuyên ngành LSVN
Chuyên ngành thạc sỹ, tiến sỹ LSVN, do bộ môn LSVN đảm nhiệm, là chuyên ngành xương sống trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Khoa Lịch sử. Điều này được thể hiện rõ nhất trong định hướng nghiên cứu của Khoa, số lượng các GS, PGS, TS… và khối lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu về LSVN mà chuyên ngành đã thu hoạch được từ khi thành lập cho đến nay. Cùng với xu hướng phát triển của thời đại và nhu cầu thực tiễn đặt ra, Khoa Lịch sử bắt nhịp rất nhanh với xu hướng mở cửa trên mọi lĩnh vực nghiên cứu. Lần lượt các bộ môn, chuyên ngành khác được hình thành nằm trong biên chế của Khoa như bộ môn Dân tộc học (nay đã phát triển thành Bộ môn Nhân học), Bộ môn Văn hóa học, Bộ môn Khảo cổ học… mang lại cho Khoa Lịch sử một diện mạo phong phú các mảng đề tài hướng tiếp cận xã hội, cả về lý thuyết lẫn thực hành. Tuy nhiên, chuyên ngành LSVN vẫn luôn giữ được vị trí đầu tàu trong hoạt động và định hướng phát triển của Khoa. Đó là một trong những lựa chọn hàng đầu cho HV, nghiên cứu sinh đăng kí ngành học. Tốt nghiệp chuyên ngành LSVN tại Khoa Lịch sử, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN là một “thương hiệu” mà chuyên ngành đã nỗ lực xây dựng thành công và quảng bá ra khắp cả nước cũng như quốc tế. Do những cống hiến to lớn và những thành tựu nổi bật của Khoa Lịch sử trong sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội, năm 2000 Khoa Lịch sử đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lao động thời kỳ Đổi mới“. Như vậy, khoa Lịch sử là đơn vị cấp khoa đầu tiên của toàn ĐHQGHN và cũng là một trong những đơn vị cấp khoa đầu tiên của ngành giáo dục trong cả nước được phong tặng danh hiệu này.
Danh hiệu cao quí trên là kết quả phấn đấu trực tiếp của toàn thể cán bộ trong các bộ môn của Khoa. Nhưng có thể nói cán bộ giảng dạy trong bộ môn LSVN là nhân tố chủ chốt quyết định tiến trình xây dựng và trưởng thành cả khoa Lịch sử.
Được thành lập cùng lúc với Khoa Lịch sử của trường ĐH Tổng hợp Hà Nội vào những ngày đầu tiên sau hòa bình lập lại trên miền Bắc, chuyên ngành LSVN cũng mang trong mình bề dày truyền thống như Khoa Lịch sử anh hùng. Từ đội ngũ cán bộ ban đầu còn ít ỏi, qua hơn nửa thế kỷ miệt mài xây dựng và phát triển, chuyên ngành LSVN đã quy tụ được hơn 20 cán bộ giảng dạy (kể cả đang công tác, kiêm nhiệm hoặc nghỉ hưu), nhiều nhất so với các chuyên ngành, bộ môn khác trong Khoa; đặc biệt, có sự tham gia của nhiều nhà Sử học nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu LSVN, như GS. Trần Văn Giàu, GS. Đào Duy Anh, GS Phan Huy Lê, GS Hà Văn Tấn, GS. Trần Quốc Vượng, GS. Đinh Xuân Lâm, GS. Phan Đại Doãn, PGS. Lê Mậu Hãn, PGS. Phạm Thị Tâm… với những công trình nghiên cứu LSVN tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lớp kế cận cũng đã phát triển đến độ chín muồi, hiện đang là thế hệ đóng góp sung sức nhất cả về chất lượng và số lượng các công trình khoa học, đang là những chuyên gia có tiếng nói quan trọng nhất trên các diễn đàn nghiên cứu LSVN cả trong và ngoài nước như GS. TSKH. Vũ Minh Giang, GS.TS. Đỗ Quang Hưng, GS.TS. Phùng Hữu Phú, GS.TS. Nguyễn Văn Khánh, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, PGS. TSKH. Nguyễn Hải Kế, PGS.TS. Nguyễn Đình Lê, PGS. TS. Phạm Xanh, PGS.TS. Vũ Văn Quân, PGS.TS. Phạm Hồng Tung, PGS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung, TS. Hoàng Anh Tuấn… Thế hệ thứ 3 gồm những cán bộ trẻ, năng động, đang dần dần khẳng định vị trí hạt giống tương lai của Khoa Lịch sử, cũng là lớp thể hiện rõ nhất khuynh hướng hội nhập quốc tế trong công tác nghiên cứu lịch sử của Khoa. Do vậy, có thể nói rằng, chuyên ngành LSVN tại Khoa Lịch sử, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN là chuyên ngành có sức hút mạnh nhất và quy tụ nhiều nhất các chuyên gia đầu ngành về LSVN của cả nước.
Là chuyên ngành có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu của mình, chuyên ngành LSVN đã góp phần cùng với Khoa Lịch sử đào tạo nên đội ngũ sử học ở mọi cấp độ, từ cử nhân, cao học, nghiên cứu sinh. Đây là chuyên ngành cung cấp cho Khoa Lịch sử số lượng lớn nhất các Thạc sĩ, Tiến sĩ, Phó Giáo sư và Giáo sư.
Những năm gần đây chứng kiến sự chuyển hướng chỉ đạo trong công tác đào tạo của chuyên ngành LSVN theo khuynh hướng hội nhập với thời đại mới. Nếu như trong 30 năm chiến tranh, lĩnh vực nghiên cứu quân sự vũ trang, truyền thống đánh giặc dựng nước và giữ nước, tổng kết kinh nghiệm chiến tranh cách mạng Việt Nam… là mảng đề tài chủ đạo và thu được nhiều kết quả nghiên cứu, công trình khoa học giá trị cao, trở thành “kinh điển” như công trình Chống xâm lăng của GS. Trần Văn Giàu; tác phẩm Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên-Mông thế kỷ XIII của tập thể tác giả Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm… thì những năm cuối thế kỷ XX-đầu thế kỷ XXI, công cuộc Đổi mới và hội nhập của đất nước lại là trung tâm thu hút hướng đầu tư đào tạo và nghiên cứu. Ngày càng nhiều các thế hệ HV, và nghiên cứu sinh đăng ký chọn các vấn đề kinh tế - xã hội đương đại làm hướng nghiên cứu của mình. Chuyên ngành LSVN do vậy vẫn thể hiện được sự linh động và thức thời của mình, giữ vững vai trò chuyên ngành đào tạo hàng đầu của Khoa Lịch sử.
Tính năng động của chuyên ngành LSVN còn thể hiện rất rõ ở việc hợp tác với nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội liên quan trong nước (như Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Lịch sử quân sự, Khoa Lịch sử thuộc trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh…) và ngoài nước (đại học Bắc Kinh, đại học Hạ Môn-Trung Quốc; đại học Inha, đại học Seoul-Hàn Quốc; đại học Toronto-Canada; Đại học California-Berkeley, Đại học Princeton, Đại học Ohio Hoa Kỳ, Đại học Passau, Đại học Humboldt, Đại học Greifswald, Đại học Frankfurt-Đức, Viện nghiên cứu Đông Nam Á-Singapore…). Ngày càng có nhiều hơn các cuộc hội thảo khoa học quy mô quốc gia và quốc tế thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn trong và ngoài nước.
Hiện tại, chuyên ngành LSVN của Khoa Lịch sử đảm nhận đào tạo 25 chuyên đề LSVN (cả chính quy lẫn tự chọn) trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội đất nước qua các thời kỳ lịch sử (chia thành hai tiểu chuyên ngành là LSVN cổ-trung đại và LSVN cận-hiện đại). Với đội ngũ cán bộ giảng viên đông đảo, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết với nghề, những thành tựu mà chuyên ngành đã đạt được tiếp tục phát huy vai trò là bệ phóng trên một định hướng nghiên cứu đúng đắn để chuyên ngành LSVN vươn lên tầm cao thế giới.
1.3. Giới thiệu về trường đối tác
Đối tác đào tạo chuyên ngành thạc sỹ, tiến sỹ LSVN đạt chuẩn quốc tế của trường ĐH KHXH&NV- ĐHQGHN là Đại học California, Berkeley (University of California, Berkeley; còn được biết dưới các tên Cal, UCB, UC Berkeley, hoặc Berkeley). Đại học California, Berkeley được thành lập năm 1868 trên cơ sở sáp nhập trường tư thục College of California (Trường Đại học California) và trường công lập Agricultural, Mining, and Mechanical ArTS College (Trường Đại học Cơ khí, Mỏ, và Nông nghiệp). Đây là viện đại học đầu tiên và nổi tiếng nhất trong hệ thống Viện Đại học California (University of California). Hiện nay, Đại học California, Berkeley bao gồm 14 trường thành viên (College and School), bên dưới là các khoa trực thuộc (Department). Trường hiện có hơn 300 ngành đào tạo các hệ, với gần 25.000 sinh viên và hơn 10.000 học viên, nghiên cứu sinh. Với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, UC Berkeley đã đạt được rất nhiều thành tựu, đặc biệt là trên lĩnh vực khoa học tự nhiên (với gần 60 giáo sư và cựu sinh viên đạt các giải thưởng Nobel), đóng góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền giáo dục đại học thế giới. Theo xếp hạng năm 2010, UC Berkeley xếp thứ 2 thế giới, trong đó có nhiều ngành xếp từ thứ nhất đến thứ 10.
Khoa Lịch sử (Department of History) trực thuộc College of Letters and Sciences, là một khoa có truyền thống lâu đời trong hệ thống UC Berkeley. Đây là nơi giảng dạy, công tác của nhiều giáo sư và chuyên gia đầu ngành về lịch sử châu Á và lịch sử Đông Nam Á, trong số đó có nhiều nhà Việt Nam học rất nổi tiếng. Ngành học lịch sử tại UC Berkeley luôn thu hút một số lượng đông đảo các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên theo học. Chương trình học của ngành Lịch sử thuộc UC Berkeley được đánh giá là một trong những chương trình đào tạo hàng đầu thế giới. Các nhóm vấn đề giảng dạy sau đại học ngành Lịch sử tại UC Berkeley có nhiều tương đồng với chương trình sau đại học ngành Lịch sử ĐHQG đang xây dựng [Phụ lục 1].
1.4. Sự cần thiết của việc thực hiện Đề án thành phần
Ở nhiều quốc gia ở Phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, khi các ngành khoa học tự nhiên bắt đầu ra đời thì các ngành khoa học xã hội, trong đó có lịch sử, đã phát triển và có nhiều đóng góp to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều thế kỉ trôi qua, biểu tượng của ngành giáo dục Việt Nam là Văn Miếu, nơi các tiến sĩ, cũng là các nhà khoa học xã hội nhân văn - trong đó có ngành sử học - được tôn vinh, được đánh giá cao.
Ngành sử học Việt Nam đã có đóng góp to lớn suốt chiều dài dựng nước và giữ nước, thể hiện ở hai nội dung căn bản. Một là, đã làm tròn bổn phận là “thư kí thời đại” lột tả thành công cuộc đấu tranh kiên cường bất khất của nhân dân Việt Nam bảo vệ chủ quyền dân tộc. Hai là, thông qua giáo dục lịch sử, đã nhân lên tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho mỗi công dân để từ đó phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vào những năm cuối thế kỉ XX, khi Việt Nam còn thuộc diện kém phát triển (như đánh giá của Đại hội Đảng lần thứ IX), nhiều ngành khoa học Việt Nam trong đó có cả ngành giáo dục đứng trước nguy cơ tụt hậu. Do đó, việc nâng cao các ngành khoa học cơ bản và chất lượng giáo dục đào tạo trong nước đạt chuẩn quốc tế là nhu cầu bức xúc của toàn xã hội.
Trong bối cảnh chung như đã trình bày ở trên, việc đào tạo thạc sĩ sử học đạt chuẩn quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt. Nâng cao chất lượng đào tạo bậc sau đại học ngành lịch sử đạt chuẩn quốc tế là góp phần đánh giá rõ hơn về lịch sử dân tộc hôm qua, hôm nay và từ đó nhìn rõ hơn mai sau và do vậy ngành sử học Việt Nam sẽ góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước một cách bền vững trong thế hội nhập toàn cầu.
Đào tạo chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế cho ngành LSVN cũng đồng nghĩa với việc giới thiệu một cách khoa học về lịch sử đất nước với quốc tế; quảng bá lịch sử dân tộc một cách tích cực trong chiều hướng hội nhập quốc tế, sẽ góp phần quan trọng củng cố vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Các ngành khoa học xã hội Việt Nam đã có đóng góp vô cùng to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo. Đào tạo thạc sĩ sử học đạt chuẩn quốc tế có vai trò là một nhịp cầu nối giữa LSVN với thế giới trong quá trình hội nhập. Về bản chất, lịch sử của mỗi dân tộc là một bộ phận của lịch sử khu vực và của thế giới. Nhưng trước Đổi mới, LSVN được giới thiệu với bên ngoài cơ bản từ một cực - từ phía chủ thể là giới sử học trong nước. Vì thế về nội dung lịch sử, phương pháp nghiên cứu… được nêu ra hay áp dụng khó tránh khỏi những hạn chế, bất cập nhất định. Trong khi đó, ngành Việt Nam học, trọng đó trọng tâm là nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam, đã phát triển khá mạnh mẽ từ hàng chục năm nay ở nước ngoài với hàng nghìn công trình chuyên khảo được công bố. Tuy nhiên, các nhà khoa học nước ngoài, dẫu dựa trên những phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận hiện đại, vẫn gặp khó khăn và hạn chế nhất định trong nỗ lực khám phá và “giải mã” lịch sử và văn hóa Việt Nam. Do vậy, giờ đây việc nâng cao trình độ đào tạo ngành LSVN đạt chuẩn quốc tế vừa là yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước vừa nâng cao năng lực “đối thoại học thuật và văn hóa” với giới khoa học và với nhân loại nói chung, đáp ứng yêu cầu bức thiết của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.
Trong hệ thống đào tạo ngành LSVN, chuyên ngành đào tạo thạc sĩ sử học cần được nâng cấp đạt chuẩn quốc tế hơn các bộ phận khác vì mấy lí do cơ bản sau:
Một là, chương trình đào tạo cấp cử nhân sử học còn nhiều khó khăn chưa sẵn sàng nâng cấp lên đạt chuẩn quốc tế. Hơn thế nữa, lưu học sinh nước ngoài đến học LSVN thường đã tốt nghiệp bằng cử nhân trong nước.
Hai là, đào tạo thạc sĩ chuyên ngành LSVN đạt chuẩn quốc tế là điểm khởi đầu cho quá trình đào tạo tiến sĩ sử chuyên ngành LSVN đạt chuẩn quốc tế. Với HV Việt Nam, qua đào tạo thạc sĩ sử học đạt chuẩn quốc tế mới đủ cơ sở để tiếp thu chương trình đào tạo tiến sĩ sử học đạt chuẩn quốc tế. Với HV nước ngoài, chỉ khi học xong chương trình đào tạo thạc sĩ sử học đạt chuẩn quốc tế mới có đủ kiến thức sử học cơ bản để tiếp thu chương trình đào tạo tiến sĩ sử học chuyên ngành LSVN đạt chuẩn quốc tế. Thực tế mấy chục năm đào tạo cho HV nước ngoài tại khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy hầu hết họ đều đi theo đúng lộ trình khoa học này.
Như đã nêu ở phần trước, vì phục vụ nghiên cứu giảng dạy nên trước đây Đại học Quốc gia Hà Nội là một trung tâm đào tạo thạc sĩ chuyên ngành LSVN lớn nhất của cả nước và nhu cầu đó càng cao. Trong 4 năm trở lại đây, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tuyển sinh số lượng HV tăng lên gấp đôi và mỗi năm tăng 2 đợt tuyển sinh. Nếu như cách đây khoảng 10 năm, sinh viên tốt nghiệp cử nhân sử học rồi đi làm việc khoảng 5 đến 10 năm sau mới quay lại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn để dự thi tuyển cao học thì mấy năm vừa qua, số sinh viên tốt nghiệp đạt bằng giỏi trở lên sau 2 tháng đã được chuyển tiếp hoặc có thể tham dự thi tuyển vào cao học. Do yêu cầu nâng cao học vấn nên số HV ngành lịch sử nói chung và chuyên ngành LSVN nói riêng ở khoa Lịch sử ngày một đông. Nếu tính trung bình từng khoá thì số HV ở lớp chất lượng cao được chuyển thẳng lên học cao học có số lượng đông hơn số cao học thi đậu vào học ở khoa Lịch sử mấy năm trước.
Cũng trong mấy năm qua, số HV nước ngoài như Hàn Quốc, Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Pháp, Đức, Hoa Kỳ… đã đến Trường Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội ngày một tăng. Điều này chứng tỏ không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới và trong khu vực đang có nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia có văn bằng cao ngành LSVN. Mặt khác, bên cạnh số lượng được tăng cường đáng kể, yêu cầu của xã hội còn cần có đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy chất lượng cao về LSVN. Nhu cầu đòi hỏi tính đồng bộ này đang được đặt ra khá khắt khe đối với cả giới sử học Việt Nam cũng như thế giới.
Mở rộng đối tượng nghiên cứu bậc cao học đồng thời với việc nâng cao chất lượng là hai nhu cầu khách quan như một “hợp đồng đặt hàng” của xã hội đối với đào tạo thạc sĩ ngành LSVN.
1.5. Các lợi ích Đề án thành phần mang lại đối với người học
(i) Được tăng cường tiếng Anh từ năm thứ nhất để có thể học được các môn chuyên môn bằng tiếng Anh trong suốt khóa học, bảo đảm đủ tiếng Anh làm việc và nghiên cứu độc lập khi tốt nghiệp;
(ii) Được học tập theo chương trình đào tạo tiên tiến,PPGD hiện đại, thực hiệnbởi các GV có trình độ quốc tế;
(iii) Được phát triển các kỹ năng mềm một cách toàn diện cùng với kiến thức hiện đại, cập nhật và mang tính thực tiễn cao, đủ năng lực làm việc trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập quốc tế;
(iv) Được học tập và nghiên cứu trong điều kiện CSVC, trang thiết bị, hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo, các dịch vụ hỗ trợ… tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.
Khung chương trình đào tạo thạc sỹ Lịch sử Việt Nam
STT
|
Mã số môn học
|
Tên môn học
|
Số tín chỉ
|
Số giờ tín chỉ: TS (LL/ThH/TH)*
|
STT môn học tiên quyết
|
I. Khối kiến thức chung
|
8
|
|
|
1.
|
PHI 5001
|
Triết học
Philosophy
|
4
|
60(60/0/0)
|
|
2.
|
ENG 5001
|
Ngoại ngữ chung
Foreign Languages
|
4
|
60(30/30/0)
|
|
II. Khối kiến thức nhóm chuyên ngành
|
15
|
|
|
II.1. Các môn học bắt buộc
|
9
|
|
|
1.
|
ENG 6001
|
Tiếng Anh học thuật
Foreign Language for Historical Studies
|
3
|
45 (45/0/0)
|
|
3.
|
HIS 6067
|
Một số vấn đề cơ bản về lý luận sử học
Main Issues of Historiographical Theory
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
4.
|
HIS 6002
|
Quá trình phát triển của các kinh thái kinh tế-xã hội trong lịch sử Việt Nam
Process of Socio-Economic Forms in Vietnamese History
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
5.
|
HIS 6068
|
Đông Nam Á và quá trình hội nhập của Việt Nam
Southeast Asian and the Integration Process of Vietnam
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
II.3. Các môn học tự chọn
|
6/12
|
|
|
6.
|
HIS 6003
|
Một số vấn đề về văn hoá - tư tưởng trong lịch sử Việt Nam
Main Issues of Culture and Ideology in Vietnamese History
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
7.
|
HIS 6010
|
Một số vấn đề về Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam
Main Issues of State and Law in Vietnamese History
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
8.
|
HIS 6069
|
Một số vấn đề về làng xã Việt Nam
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
9.
|
HIS 6008
|
Thành phần tộc người và quan hệ tộc người ở Việt Nam
Ethnics and Ethnical Relations in Vietnam
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
10.
|
HIS 6070
|
Lịch sử các vấn đề tôn giáo ở Việt Nam
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
11.
|
HIS 6012
|
Phương pháp nghiên cứu khu vực học
Methods for Area Studies
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
III. Khối kiến thức chuyên ngành
|
15
|
|
|
III.1. Các môn học bắt buộc (Compulsive Courses)
|
9
|
|
|
12.
|
HIS 6081
|
Một số vấn đề về kinh tế - xã hội Việt Nam thời Nguyễn (nửa đầu thế kỷ XIX)
Main Issues of Vietnamese Society and Economy under the Nguyen Dynasty (Former Half of the 19th Century)
|
3
|
45(25/10/10)
|
|
13.
|
HIS 6082
|
Chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ cận đại
Socio-Economic Transformation in Modern Vietnam
|
3
|
45(25/10/10)
|
|
14.
|
HIS 6083
|
Một số vấn đề về cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam (1986-2010)
Main Issues of Vietnam’s Socio-Economic Structure (1986-2010)
|
3
|
45(25/10/10)
|
|
II.2. Các môn học tự chọn (Elective Courses)
|
6/30
|
|
|
15.
|
HIS 6084
|
Một số vấn đề về đô thị và đô thị hóa trong lịch sử Việt Nam
Main Issues of Urbanity and Urbanism in Vietnamese History
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
16.
|
HIS 6085
|
Lịch sử chống ngoại xâm và những vấn đề về nghệ thuật quân sự Việt Nam
History of Anti-invasion and Main Issues of Vietnamese Military Arts
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
17.
|
HIS 6086
|
Một số vấn đề về trí thức Việt Nam trong lịch sử
Main Issues of Vietnamese Intellectuals in History
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
19.
|
HIS 6087
|
Việt Nam trong các quan hệ khu vực và thế giới thế kỷ XVII
Vietnam in the Regional and International Relationships during the 17th Century
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
20.
|
HIS 6088
|
Sự chuyển biến của văn hoá Việt Nam thời kỳ cận đại
Cultural Changes in Modern Vietnam
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
21.
|
HIS 6089
|
Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam thế kỷ XX
Transformation of Vietnamese Social Structure in the 20th Century
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
22.
|
HIS 6090
|
Các đảng phái chính trị ở Việt Nam trước năm 1945
Political Parties in Vietnam before 1945
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
23.
|
HIS 6091
|
Môt số vấn đề về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
Main Issues of the August Revolution in 1945 in Vietnam
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
24.
|
HIS 6092
|
Một số vấn đề về giai cấp nông dân và phong trào nông dân Việt Nam thời kỳ trung đại
Main Issues of Peasant Class and Peasant Movements in Medieval Vietnam
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
25.
|
HIS 6093
|
Một số vấn đề về giai cấp nông dân Việt Nam thời kỳ hiện đại
Main Issues of the Contemporary Vietnamese Peasant Class
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
26.
|
HIS 6094
|
Một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt Nam
Main Issues of Vietnamese Worker Class
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
27.
|
HIS 6095
|
Quan điểm quốc tế của cách mạng Việt Nam
International Viewpoint of the Vietnamese Revolution
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
28.
|
HIS 6096
|
Quan hệ của Việt Nam với các nước lớn thời kỳ hiện đại
Vietnam and the Big Powers in the Modern Times
|
2
|
30(15/5/10)
|
|
29.
|
HIS 7201
|
Luận văn / Thesis
|
13
|
|
|
|
Tổng cộng:
|
51
|
|
|
Khung chương trình đào tạo tiến sỹ Lịch sử Việt Nam
TT
|
Mã môn học
|
Tên môn học
|
Số TC
|
Số giờ TC LT/TL/TH
|
Giảng viên
|
Ngôn ngữ giảng dạy
|
1
|
ENG6001
|
Ngoại ngữ học thuật nâng cao
|
4
|
Theo ĐC
|
Theo phân công
|
Tiếng Anh
|
Các chuyên đề bắt buộc
|
11
|
|
|
|
2
|
LVCT01
|
Tiểu luận tổng quan
General Overview of the Research Topic
|
2
|
30 (24/6/0)
|
Phân công giảng viên theo định hướng nghiên cứu chung của các NCS
|
Tiếng Anh +
Tiếng Việt
|
3
|
LVCT02
|
Các không gian lịch sử - văn hóa và các quốc gia cổ ở Việt Nam
Historical and Cultural Spaces and Ancient States in Vietnam
|
3
|
45 (30/15/0)
|
GS Phan Huy Lê
GS.TSKH Vũ Minh Giang
PGS.TS Vũ Văn Quân
|
Tiếng Anh +
Tiếng Việt
|
4
|
LVCT03
|
Một số vấn đề về biến chuyển kinh tế - xã hội và văn hóa trong LSVN thời kỳ cận đại.
Major Issues of Socio-economic and Cultural Transformation in Modern Vietnamese History
|
3
|
45 (30/15/0)
|
GS.TS Nguyễn Văn Khánh
PGS.TS. Nguyễn Đình Lê
TS. Trần Viết Nghĩa
|
Tiếng Anh +
Tiếng Việt
|
5
|
LVCT04
|
Một số vấn đề về chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975)
Major Issues of the Vietnamese Revolution Struggle (1945-1975)
|
3
|
45 (30/15/0)
|
GS. Đinh Xuân Lâm
PGS.TS. Nguyễn Đình Lê
TS. Trần Viết Nghĩa
|
Tiếng Anh +
Tiếng Việt
|
Các chuyên đề tự chọn
|
6/12
|
|
|
|
6
|
LVCT05
|
Một số vấn đề về quá trình dân tộc trong lịch sử Việt Nam
Major Issues of the National Process in Vietnamese History
|
2
|
30 (24/6/0)
|
GS Phan Huy Lê
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc
PGS.TS Phan Phương Thảo
|
Tiếng Anh +
Tiếng Việt
|
7
|
LVCT06
|
Một số vấn đề về văn hóa - tư tưởng trong lịch sử Việt Nam
Major Issues of Culture and Ideology in Vietnamese History
|
2
|
30 (24/6/0)
|
PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế
PGS.TS Phan Phương Thảo
TS. Trần Viết Nghĩa
|
Tiếng Anh +
Tiếng Việt
|
8
|
LVCT07
|
Việt Nam trong bối cảnh và mối quan hệ khu vực và quốc tế
Vietnam in the Context of Regional and International Relations
|
2
|
30 (24/6/0)
|
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc
PGS.TS Nguyễn Văn Kim
TS. Hoàng Anh Tuấn
|
Tiếng Anh +
Tiếng Việt
|
9
|
LVCT08
|
Về các mô hình thiết chế chính trị và quản lý xã hội ở Việt Nam
On Some Modes of Political Instituttions and Social Managements in Vietnam
|
2
|
30 (24/6/0)
|
GS Phan Huy Lê
GS.TSKH Vũ Minh Giang
PGS.TS Phan Phương Thảo
|
Tiếng Anh +
Tiếng Việt
|
10
|
LVCT09
|
Một số vấn đề về quá trình lãnh thổ và văn hóa của Việt Nam
Major Issues of the Territory and Cultural Process of Vietnam
|
2
|
30 (24/6/0)
|
GS Phan Huy Lê
GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc
PGS.TS Phan Phương Thảo
|
Tiếng Anh +
Tiếng Việt
|
11
|
LVCT10
|
Kháng chiến chống ngoại xâm và tác động đối với quá trình LSVN
The Anti-invasion Ressisstance War and Its Impact on the Process of Vietnamese History
|
2
|
30 (24/6/0)
|
GS.TSKH Vũ Minh Giang
PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế
PGS.TS Vũ Văn Quân
|
Tiếng Anh +
Tiếng Việt
|
II. Luận án
|
70
|
|
|