1.1. Giới thiệu về Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Trường ĐHKHTN thuộc ĐHQGHN (tiền thân là ĐH Tổng hợp Hà Nội, được thành lập năm 1956) là trường ĐH hàng đầu ở Việt Nam trong đào tạo, nghiên cứu các ngành, chuyên ngành khoa học cơ bản về khoa học tự nhiên. Trường ĐHKHTN luôn dẫn đầu trong cả nước về đội ngũ GV có trình độ cao là các GS, PSG, TS với nhiều thành tích trong đào tạo và NCKH. Trường luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu trong cả nước có số công trình khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế và cũng là cơ sở đào tạo đầu tiên trong cả nước có hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng, hệ chất lượng cao và chương trình tiên tiến. Hàng năm, Trường đã đào tạo và cung cấp hàng nghìn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao và hoài bão khoa học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Khoa Vật lý trường ĐHKHTN, ĐHQGHN (ĐHKHTN) đã có truyền thống trên 50 năm về đào tạo và nghiên cứu Vật lý, có uy tín trong nước và quốc tế. Khoa có đội ngũ GV Vật lý mạnh nhất trong cả nước, trong đó có 06 GS, 17 PGS, 40 TS, cùng đội ngũ dự bị đang được đào tạo ở Nhật, Mỹ, Pháp và các nước khác. Ngoài ra còn có nhiều cán bộ của các Viện và trường Đại học khác sẵn sàng tham gia vào giảng dạy trong chương trình. Khoa có 9 bộ môn và Trung tâm Khoa học Vật liệu với trang thiết bị hiện đại, đang là đơn vị nghiên cứu hàng đầu của ĐHQGHN với rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố trong nước và quốc tế. Khoa đã nhiều năm thực hiện chương trình đào tạo Cử nhân khoa học tài năng (CNKHTN) với sản phẩm được đánh giá cao trong nước cũng như quốc tế. Hệ trung học phổ thông chuyên Vật lý trước đây trực thuộc Khoa, nay thuộc trường Chuyên Khoa học Tự nhiên nhưng vẫn gắn bó mật thiết với Khoa về mặt chuyên môn, có chất lượng đào tạo trong nước, đạt nhiều giải quốc gia và quốc tế. Khoa còn có hợp tác với rất nhiều trường đại học, viện nghiên cứu quốc tế về nghiên cứu, đào tạo song phương như KAIST, JAIST, đại học Bordeaux, …
Ngành Vật lý là một ngành mạnh và được xây dựng và phát triển tại khoa Vật lý thuộc trường ĐHKHTN – ĐHQGHN. Hàng năm, hàng trăm sinh viên thuộc các hệ chính quy, hệ cử nhân khoa học tài năng... tốt nghiệp ngành Vật lý cùng với các học viên cao học, nghiên cứu sinh tốt nhiệp các chuyên ngành thuộc ngành Vật lý đã đảm nhận các vị trí khác nhau tại nhiều viện nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về Vật lý, giảng dạy Vật lý ở các trường đại học và cao đẳng; tham gia quản lý và các đơn vị sản xuất, kinh doanh sử dụng chuyên môn Vật lý.
Trước khi đề án được thực hiện vào năm 2009, Khoa Vật lý có 31 GV có trình độ TS tham gia ĐATP, 20 GV có thể giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, 22 GV đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, PPGD, KTĐG, NCKH ở nước ngoài. 06 CBQL (bao gồm Ban chủ nhiệm Khoa và chuyên viên chuyên trách) tham gia ĐATP là các cán bộ chuyên môn chưa có kinh nghiệm quản lý, điều hành tại Khoa, cần được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về quản trị đại học tiên tiến trong cũng như ngoài nước. Như vậy, để phát triển ngành Vật lý sớm đạt trình độ quốc tế, cần thiết phải tăng cường và phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng đội ngũ GV và CBQL.
Khoa Vật lý đã và đang thực hiện được 09 đề tài NCKH các cấp, tổ chức được 02 hội thảo, hội nghị; có 02công trình áp dụng vào thực tiễn; 60 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước; 15 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành ở nước ngoài; 50 báo cáo NCKH của sinh viên.
1.2. Giới thiệu về ngành Vật lý
Ngành Vật lý là một ngành mạnh và được xây dựng và phát triển tại khoa Vật lý thuộc trường ĐHKHTN – ĐHQGHN. Hàng năm, hàng trăm SV thuộc các hệ chính quy, hệ cử nhân khoa học tài năng... tốt nghiệp ngành Vật lý cùng với các học viên cao học, nghiên cứu sinh tốt nhiệp các chuyên ngành thuộc ngành Vật lý đã đảm nhận các vị trí khác nhau tại nhiều cơ quan nghiên cứu, quản lý và các đơn vị hoạt động thực tế.
Các môn học trong khung chương trình đào tạo của ngành hiện nay bao trùm các vấn đề cơ bản của ngành Vật lý và các lĩnh vực liên quan như Vật lý lý thuyết, Vật lý chất rắn, Vật lý địa cầu, Vật lý hạt nhân, Vật lý nhiệt độ thấp, Vật lý vô tuyến, Quang lượng tử, và một số lĩnh vực khác. Khung chương trình luôn được cập nhật đổi mới phù hợp với điều kiện phát triển của ngành và nhu cầu của xã hội. Nội dung chương trình đào tạo của ngành luôn được cập nhật những kiến thức mới nhất của Vật lý hiện đại. Hiện nay, chương trình đào tạo ngành Vật lý của trường ĐHKHTN đang được nhiều trường trong toàn quốc tham khảo và sử dụng.
1.3. Giới thiệu về trường đối tác
ĐH Brown (http://www.brown.edu/) được thành lập từ năm 1764 với số SV tuyển hàng năm khoảng 6000, được xếp thứ hạng cao trên thế giới: thứ 16 của Hoa Kì (số liệu US News & World Report 2010), thứ 31 thế giới (QS World University Rankings™ 2009). Trường có khoảng 100 chương trình học theo các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và y khoa, trong đó, ngành Vật lý là thế mạnh của trường. Hoạt động NCKH của ĐH Brown rất mạnh, đã được nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó nhiều công trình nghiên cứu được xác nhận là đã đóng góp cho giải Nobel về Vật lý. Về cơ bản, các môn học được giảng dạy tại khoa Vật lý ĐH Brown đều đang được dạy ở khoa Vật lý trường ĐHKHTN nhưng chương trình chi tiết, khối lượng kiến thức và mức độ cập nhật là khác nhau. Đại học Brown đã khẳng định sẵn sàng giúp đỡ khoa Vật lý trường ĐHKHTN về chương trình giảng dạy cũng như cử giáo sư thỉnh giảng từ ĐH Brown theo yêu cầu của phía Việt Nam [Phụ lục 1].
1.4. Sự cần thiết của việc thực hiện Đề án thành phần
Vật lý là ngành khoa học cơ bản then chốt đóng vai trò nền tảng của công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin viễn thông, công nghệ vật liệu mới và là cơ sở hình thành tư duy tiên tiến-hiện đại trong nền kinh tế tri thức. Đối với các nước có sự phát triển nhảy vọt về KH&CN thì ba ngành rất được chú trọng là: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện-Điện tử - Viễn thông, Vật lý. Trong ba ngành đó, Vật lý là ngành đảm bảo kiến thức cơ bản, yếu tố đòn bẩy cho sự phát triển tăng tốc và bền vững cho KH&CN.
Nhân loại đang tiến bước vào thế kỷ XXI với sự phát triển như vũ bão về KH&CN, tạo nên những bước phát triển nhảy vọt, làm biến đổi nhiều mặt của đời sống kinh tế-xã hội của loài người. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang trên đà phát triển để hội nhập với khu vực và thế giới. Sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam đòi hỏi hệ thống GDĐH cung cấp đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, giáo dục, quản lý không chỉ đông về số lượng, mà chất lượng cũng phải đạt trình độ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia và toàn cầu.
Để trở thành một nước công nghiệp hiện đại, Việt Nam không còn con đường nào khác là phải đào tạo được một đội ngũ lao động chất lượng cao đủ sức tiếp thu vận dụng các thành tựu KH&CN tiên tiến của thế giới phục vụ cho sự phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn, không thể đầu tư dàn trải thì việc tập trung đào tạo một lực lượng cử nhân Vật lý chất lượng cao đạt trình độ quốc tế không những là một yêu cầu mà còn là một giải pháp cần thiết cho sự phát triển KH&CN. Các cử nhân Vật lý tốt nghiệp chương trình này sẽ là nguồn nhân lực quan trọng phục vụ trong các lĩnh vực KH&CN.
Trong bối cảnh trên, để phát triển ngành Vật lý, chúng ta cần phải đổi mới ngành theo hướng hội nhập, hiện đại hóa, cụ thể là thay đổi chương trình đào tạo phù hợp với các chương trình tiên tiến của thế giới, đào tạo GV có khả năng giảng dạy bằng tiếng Anh và NCKH với trình độ và lĩnh vực phù hợp với nền NCKH của thế giới…
Để đạt được mục tiêu đó, Đề án “Xây dựng và phát triển ngành Vật lý đạt trình độ quốc tế” là rất cần thiết.
1.5. Các lợi ích Đề án thành phần mang lại đối với người học
(i) Được phát triển các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm, được trang bị các kiến thức Vật lý hiện đại, cập nhật và mang tính thực tiễn cao, đủ năng lực làm việc trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập quốc tế;
(ii) Được tăng cường tiếng Anh từ năm thứ nhất để có thể học được các môn chuyên môn bằng tiếng Anh trong suốt khóa học, bảo đảm đủ tiếng Anh làm việc và nghiên cứu độc lập khi tốt nghiệp;
(iii) Được học tập theo chương trình đào tạo tiên tiến,PPGD hiện đại, tham gia các đề tài NCKH thực hiệnbởi các GV giỏi có trình từ TS trở lên;
(iv) Được học tập và nghiên cứu trong điều kiện CSVC, trang thiết bị, hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo, các dịch vụ hỗ trợ… tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.
Khung chương trình đào tạo cử nhân Vật lý
TT
|
Mã số
|
Môn học
|
Số tín chỉ
|
Môn học tiên quyết
|
I
|
-
|
Khối kiến thức chung
(không tính các môn học từ 11 đến 16)
|
37
|
-
|
1
|
PHI1004
|
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
|
2
|
-
|
2
|
PHI1005
|
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
|
3
|
PHI1004
|
3
|
POL1001
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
2
|
PHI1005
|
4
|
HIS1002
|
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
3
|
POL1001
|
5
|
FLF1105
|
Tiếng Anh A1
|
4
|
|
6
|
FLF1106
|
Tiếng Anh A2
|
5
|
FLF1105
|
7
|
FLF1107
|
Tiếng Anh B1
|
5
|
FLF1106
|
8
|
FLF1108
|
Tiếng Anh B2
|
5
|
FLF1107
|
9
|
FLF1109
|
Tiếng Anh C1
|
5
|
FLF1108
|
10
|
INT1004
|
Tin học cơ sở 2
|
3
|
|
11
|
PES1001
|
Giáo dục thể chất 1
|
2
|
|
12
|
PES1002
|
Giáo dục thể chất 2
|
2
|
PES1001
|
13
|
CME1001
|
Giáo dục quốc phòng - an ninh 1
|
2
|
|
14
|
CME1002
|
Giáo dục quốc phòng - an ninh 2
|
2
|
CME1001
|
15
|
CME1003
|
Giáo dục quốc phòng - an ninh 3
|
3
|
|
16
|
CSS1001
|
Kỹ năng mềm
|
3
|
|
II
|
|
Khối kiến thức khoa học xã hội và nhân văn
|
2/8
|
|
1
|
HIS1052
|
Cơ sở văn hóa Việt Nam
|
2
|
|
2
|
PHI1051
|
Lôgic học đại cương
|
2
|
PHI1004
|
3
|
PSY1050
|
Tâm lý học đại cương
|
2
|
|
4
|
SOC1050
|
Xã hội học đại cương
|
2
|
|
III
|
|
Kiến thức cơ bản của ngành
|
45
|
|
17
|
MAT1093
|
Đại số
|
4
|
|
18
|
MAT1094
|
Giải tích 1
|
5
|
|
19
|
MAT1095
|
Giải tích 2
|
5
|
MAT1094
|
20
|
MAT1101
|
Xác suất thống kê
|
3
|
MAT1093, MAT1095
|
21
|
PHY1088
|
Cơ học
|
4
|
MAT1094
|
22
|
PHY1089
|
Nhiệt động học và Vật lý phân tử
|
3
|
MAT1094
|
23
|
PHY1090
|
Điện và Từ học
|
4
|
MAT1094
|
24
|
PHY1092
|
Quang học và Vật lý hiện đại
|
3
|
PHY1090
|
25
|
PHY1179
|
Mở đầu về thuyết tương đối và vật lý lượng tử
|
2
|
PHY1092
|
26
|
PHY1093
|
Thực tập Vật lý đại cương 1
|
2
|
PHY1088
|
27
|
PHY1094
|
Thực tập Vật lý đại cương 2
|
2
|
PHY1089
|
28
|
PHY1095
|
Thực tập Vật lý đại cương 3
|
2
|
PHY1092
|
29
|
PHY1183
|
Điện và điện tử
|
3
|
PHY1090,
PHY1092
|
30
|
PHY1184
|
Vật lý tính toán 1
|
3
|
INT1004
|
IV
|
|
Khối kiến thức cơ sở của ngành
|
38
|
|
IV.1
|
|
Các môn học bắt buộc
|
32
|
|
31
|
PHY2172
|
Tiếng Anh chuyên ngành
|
2
|
FLF1105
|
32
|
PHY2160
|
Cơ học lý thuyết
|
4
|
PHY1088
|
33
|
PHY2161
|
Điện động lực học
|
4
|
PHY1090
|
34
|
PHY2162
|
Cơ học lượng tử
|
4
|
MAT1095,
PHY2160
|
35
|
PHY2163
|
Cơ học thống kê
|
4
|
PHY1089
|
36
|
PHY2164
|
Phương pháp Toán - Lý
|
3
|
MAT1095
|
37
|
PHY2165
|
Các phương pháp thí nghiệm trong Vật lý hiện đại
|
2
|
PHY1092
|
38
|
PHY2166
|
Thực tập Vật lý hiện đại
|
3
|
PHY2165
|
39
|
PHY2167
|
Vật lý tính toán 2
|
3
|
PHY1184
|
40
|
PHY2168
|
Vật lý của vật chất
|
3
|
PHY1092
|
IV.2
|
|
Các môn học tự chọn
|
6/9
|
|
41
|
PHY2169
|
Khoa học Vật liệu đại cương
|
3
|
PHY2168
|
42
|
PHY2170
|
Mở đầu về công nghệ nano
|
3
|
PHY2168
|
43
|
PHY2171
|
Mở đầu Thiên văn học
|
3
|
PHY2168
|
V
|
|
Khối kiến thức chuyên ngành và bổ trợ
|
14/74
|
|
44
|
PHY3250
|
Vật lý chất rắn
|
3
|
PHY2168
|
45
|
PHY3251
|
Từ học và Siêu dẫn
|
3
|
PHY2168
|
46
|
PHY3252
|
Vật lý bán dẫn
|
3
|
PHY2168
|
47
|
PHY3253
|
Vật lý nhiệt độ thấp
|
3
|
PHY2168
|
48
|
PHY3254
|
Vật lý thông tin quang
|
3
|
PHY1092
|
49
|
PHY3255
|
La-de
|
3
|
PHY1092
|
50
|
PHY3256
|
Xung và điều biên số
|
3
|
PHY1183
|
51
|
PHY3257
|
Điện tử ứng dụng trong đo đạc
|
3
|
PHY1183
|
52
|
PHY3258
|
Vật lý ứng dụng
|
3
|
PHY1183
|
53
|
PHY3259
|
Mở đầu thuyết tương đối rộng
|
3
|
PHY1179
|
54
|
PHY3260
|
Lý thuyết nhóm cho Vật lý
|
3
|
PHY2162
|
55
|
PHY3261
|
Mở đầu về lý thuyết trường lượng tử
|
3
|
PHY2162
|
56
|
PHY3262
|
Mở đầu Vật lý hạt nhân và Vật lý năng lượng cao
|
3
|
PHY2168
|
57
|
PHY3263
|
Các phương pháp thực nghiệm trong Vật lý hạt nhân
|
3
|
PHY2168
|
58
|
PHY3264
|
Vật lý trái đất
|
3
|
PHY1092
|
59
|
PHY3265
|
Địa chấn học
|
3
|
PHY1092
|
60
|
CHE1150
|
Hóa học đại cương
|
3
|
|
61
|
PHY3274
|
Thực tập nghề nghiệp
|
2
|
|
62
|
PHY3266
|
Lý thuyết thế áp dụng trong thăm dò từ và trọng lực
|
3
|
PHY1092
|
63
|
PHY3267
|
Vật lý chất rắn hiện đại
|
3
|
PHY3250
|
64
|
PHY3268
|
Lý thuyết lượng tử về các hiện tượng từ
|
3
|
PHY3250
|
65
|
PHY3269
|
Vật lý các hệ thấp chiều
|
3
|
PHY3250
|
66
|
PHY3270
|
Lý thuyết lượng tử hệ nhiều hạt
|
3
|
PHY2162
|
67
|
PHY3271
|
Mở đầu về Vật lý sinh học
|
3
|
PHY1092
|
68
|
PHY3272
|
Vật lý thiên văn và Vũ trụ học
|
3
|
PHY1092
|
VI
|
|
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp
|
12
|
|
69
|
PHY4054
|
Tiểu luận
|
2
|
|
70
|
PHY4055
|
Khóa luận
|
10
|
|
|
|
Tổng
|
148
|
|
|