Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” khẳng định: “Áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như mô hình quản trị doanh nghiệp”. Khoa Quốc tế là đơn vị đào tạo đại học và thạc sĩ trực thuộc ĐHQGHN được thành lập ngày 24 tháng 7 năm 2002, đến nay tròn 18 năm, được giao tự chủ tài chính (tự trang trải toàn bộ kinh phí hoạt động) ngay từ ngày thành lập. Tại thời điểm hiện tại, Khoa có quy mô trên 2000 người học đến từ trên 10 quốc gia khác nhau, gồm 140 cán bộ, giảng viên; gồm nhiều chương trình đào tạo mở ra đầu tiên trong ĐHQGHN như liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng, chương trình CLC theo đặc thù đơn vị được giảng dạy toàn bộ bằng tiếng Anh, chương trình đồng cấp bằng với các đối tác nước ngoài,… Với mức học phí nằm trong mức bình quân thứ 6/10 trong ĐHQGHN, Khoa dành ra chỉ tiêu ít nhất 11% cho gần 10 loại học bổng khác nhau, người học không phải nộp bất kỳ khoản gì trong toàn bộ quá trình học, hỗ trợ công bố quốc tế ISI, Scopus 60tr/bài, tối đa 20tr/lần tham dự hội thảo trình bày báo cáo nghiên cứu, đăng ký đề tài cấp cơ sở không hạn chế số lượng, thời gian, có thể đăng ký bất kỳ lúc nào trong năm học; Khoa đã thành lập 10 nhóm nghiên cứu gồm các lĩnh vực công nghệ, kinh tế, quản lý, tài chính, marketing, khoa học dữ liệu, quang tử, AI, IoTs, học máy,… hợp tác với nhiều nhà khoa học hàng đầu như GS.TSKH. Hồ Tú Bảo, GS.TS. Nguyễn Đức Khương, TS. Trần Quang Tuyến, GS.TS. Lê Thị Hoài An; thu hút bình quân 6 - 10 tiến sĩ/năm được đào tạo từ nhiều nước khác nhau, trong đó gồm cả giảng viên người nước ngoài; đến nay cứ trung bình hằng tháng Khoa nhận được khoảng 3 - 4 hồ sơ tiến sĩ từ khắp các nước (trong đó gồm nhiều hồ sơ giáo sư nước ngoài) đăng ký làm giảng viên tại Khoa; ví dụ qua 6 tháng đầu năm 2020 đã công bố gần 30 bài ISI/Scopus; chủ trì nhiều đề tài các cấp như cấp Nhà nước thuộc các chương trình trọng điểm quốc gia (2 đề tài), cấp Nafosted (hiện gồm 4 đề tài), cấp Sở KHCN Hà Nội (trung bình 2 đề tài/năm), cấp ĐHQGHN (hiện 3 đề tài); thu nhập bình quân của cán bộ hằng năm tăng 5 - 6%.18 năm qua, Khoa Quốc tế là đơn vị được giao thực hiện theo 3 trụ cột: Thứ nhất là 1 đơn vị đào tạo ĐH và SĐH đóng góp 4 nhiệm vụ của một trường đại học, đó là sáng tạo ra tri thức mới, chuyển giao tri thức, kỹ năng cho người học và phụng sự xã hội, đóng góp cho sự phát triển của Quốc gia; thứ hai là sứ mệnh do ĐHQGHN giao và thứ ba là tự chủ tài chính. Trong quá trình hoạt động của mình, Khoa Quốc tế hướng đến thực hiện trách nhiệm của một đơn vị trực thuộc ĐHQGHN - một đại học số 1 Việt Nam với sứ mệnh quốc gia, đầu tàu của cả nước, xếp hạng trong 1000 đại học hàng đầu của thế giới (nằm trong số 1% của thế giới) là đào tạo CLC, dần dần phát triển nghiên cứu khoa học với việc thu hút các nhà khoa học có tên tuổi trên cộng đồng khoa học chuyên ngành, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo. Được sự quan tâm, ủng hộ, tin tưởng của Đảng ủy, Ban Giám đốc ĐHQGHN, sự tư vấn, giúp đỡ của Văn phòng và các Ban chức năng của ĐHQGHN, sự hỗ trợ của các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN, Khoa Quốc tế đã tạo dựng được môi trường làm việc sáng tạo, tập trung vào việc quan trọng mang lại giá trị, hiệu quả cao, mọi hoạt động phải mang lại giá trị cho người học và cộng đồng, cơ bản đã có giá trị đặc sắc riêng. Để thực hiện có hiệu quả, hoàn thành tốt sứ mệnh mà ĐHQGHN giao, Khoa Quốc tế đã đề ra một số giải pháp sau: 1. Cần phải xây dựng một tập thể trí tuệ, sáng tạo, bản lĩnh, trách nhiệm, kỷ luật, đạo đức, giàu nghị lực, gương mẫu để thực hiện tốt trách nhiệm mà Giám đốc ĐHQGHN đã ủy quyền cho một đơn vị tự chủ. Việc phối hợp hài hòa giữa tư duy quản trị hiện đại với mô hình thực tế của đơn vị hiện nay - đó là tất cả tập thể lãnh đạo và viên chức, người lao động trong đơn vị hiện đều đang ký hợp đồng theo từng nhiệm vụ đòi hỏi cần xây dựng một hệ sinh thái trong đơn vị nhằm phát huy được vai trò, năng lực của từng cán bộ. 2. Đối với đơn vị, cần phải đi bằng 2 chân: “nội lực” và “ngoại lực”, vì nếu chỉ dựa vào nội lực thì với nguồn lực có hạn rất khó thực hiện được nhiệm vụ, do đó cần phải sử dụng đòn bẩy ngoại lực như uy tín, thương hiệu của ĐHQGHN, mối quan hệ chất lượng của ĐHQGHN với các đơn vị, trường đại học, doanh nghiệp trong và ngoài nước và kinh nghiệm, uy tín của các nhà khoa học, các chuyên gia, các cán bộ quản lý trong ĐHQGHN,… (Hình 1) 3. Cần xây dựng một nền tảng vững chắc, văn hóa chung của đơn vị để cán bộ, giảng viên cùng nhận thức, hiểu rõ chiến lược, tầm nhìn và chuyển hóa vào mọi hành động nhằm mang lại giá trị, hiệu quả cao.
Hình 1. Các loại đòn bẩy của đơn vị có thể sử dụng (R: Other People’s Relations, T: Talent, M: Money, B: Brand; I, D: Information,… ) và “mô hình kinh doanh“ hệ sinh thái, “tạo giá trị hơn nhiều giá cả“ 4. Xây dựng triết lý đào tạo “đông tây y kết hợp”, “Liên hợp quốc thu nhỏ” tại Khoa Quốc tế, với 4 vòng tròn đào tạo gốc rễ “giới, định, tuệ”, phù hợp với DISC, MBTI của người học, đào tạo các kiến thức, kỹ năng của ngành, của cuộc sống cho người học. Đặc biệt xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của người học và chuyển hóa vào mọi hoạt động đào tạo, các hoạt động của người học trong quá trình học tại Khoa, ví dụ đầu tư thông qua chương trình “đổi mới hoạt động giảng dạy” đang thực hiện tại ĐHQGHN. 5. Xây dựng “mô hình kinh doanh” phù hợp với đơn vị, “công” - “thủ” phải rõ ràng, xây dựng các USPs (unique selling points) riêng của sinh viên Khoa Quốc tế, đặc sắc và duy nhất của từng ngành đào tạo, khác biệt và “chất” riêng của sinh viên học và tốt nghiệp tại Khoa (Hình 2) 6. Phát huy được điểm mạnh của từng cán bộ, giảng viên trên cơ sở 6 loại vốn của một người cán bộ: có ý tưởng mới, sáng tạo, khả thi, tốt nhất tại thời điểm đó, hiệu quả; kiến thức, kinh nghiệm, quan sát, học hỏi được khi ra bên ngoài; thời gian đóng góp, suy nghĩ cho công việc của đơn vị; công sức bỏ ra cho các hoạt động khác nhau của toàn đơn vị; mối quan hệ cá nhân đóng góp cho đơn vị, xây dựng, lan tỏa giá trị cộng đồng, giúp đỡ sinh viên, đồng nghiệp; tài chính giúp cho đơn vị bằng những hoạt động hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm (Hình 3). Hình 2. Xây dựng hệ thống USPs cho sinh viên, quan trọng nhất là xây dựng gốc rễ và khả năng tự học suốt đời Hình 3. Phát huy 6 loại vốn của một người cán bộ Trên đây là một số thông tin vắn tắt về Khoa Quốc tế với tư cách là đơn vị được giao tự chủ về tài chính và một số hoạt động mà Khoa đã triển khai trong thực tiễn đã mang lại hiệu quả, đóng góp chung vào sự phát triển của ĐHQGHN. |