TIN TỨC & SỰ KIỆN
Phiên bản Tiếng Việt 10:46:22 Ngày 21/08/2020 GMT+7
Phát triển thư viện số ĐHQGHN: Chuyển đổi từ thư viện số thành trung tâm tri thức số
Tham luận của Đảng bộ Trung tâm Thông tin-Thư viện, ĐHQGHN trình bày tại Đại hội đại biểu lần thứ VI Đảng bộ ĐHQGHN nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Đảng bộ Trung tâm Thông tin - Thư viện

Tóm tắt: Bài viế́t đề xuất mô̂ hì̀nh phát triển Đạ̣i họ̣c số́ - Đạ̣i họ̣c thô̂ng minh, ĐHQGHN (2020-2025), tóm lư̛ợc quá trì̀nh phát triển và thành cô̂ng thư̛ việ̂n số́ VNU-LIC (2015-2019) và tư̛ơng lai thư̛ việ̂n số́ VNU-LIC (2020-2025) trê̂n cơ sở Chuyển đổi cơ sở vật chất lê̂n Hòa Lạ̣c (Tòa nhà Trung tâ̂m Tri thứ́c số́ VNU-LIC) và Chuyển đổi Thư̛ việ̂n số́ thành Trung tâ̂m Tri thứ́c số́ VNU-LIC (Digital Knowledge Hub). Tác giả̉ đã báo cáo, phâ̂n tích và tổng hợp nhữ̃ng số́ liệ̂u và dẫn chứ́ng, đị̣nh hướớng khoa họ̣c, thự̣c tiễn, khả̉ thi để ĐHQGHN có nhữ̃ng quyế́t sách đầu tư̛, phát triển Đạ̣i họ̣c số́ - Đạ̣i họ̣c thô̂ng minh giai đoạ̣n 2020-2025.

1. Phát triển Đại học số - Đại học thông minh, ĐHQGHN (2020-2025)

Năm 2019, căn cứ vào Nghị quyết Số 52-NQ/TW, 27/9/2019 của Bộ Chính trị

[3] ban hành về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Nghị quyết số 17/NQ-CP, 7/3/2019 [4], ban hành về một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã ban hành Kế hoạch hành động về một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm phát triển Đại học số, lấy nền tảng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu, kho ứng dụng số trong việc tổ chức, vận hành đại học số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, kết nối vạn vật để phát triển Đại học số - Đại học thông minh, ĐHQGHN (VNU 4.0).

Để xây dựng và phát triển Đại học số - Đại học thông minh, ĐHQGHN (Hệ sinh thái số thống nhất trong đa dạng One VNU) thì phải đòi hỏi tất cả các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN cùng đồng bộ thực hiện cũng giống như các “Tế bào: Các đơn vị” trong một “Cơ thể: ĐHQGHN” phải “Chuyển đổi số” nhanh và mạnh mẽ trên nền tảng công nghệ 4.0. Hệ thống dữ liệu số - thông tin số - tri thức số ĐHQGHN sẽ được vận hành trên nền tảng công nghệ thống nhất và đồng bộ giúp ĐHQGHN có thể chỉ đạo, quản lý, giám sát, vận hành nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, theo thời gian thực hiện mọi hoạt động nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy, học tập… của các đơn vị và cũng giúp chính các đơn vị này chỉ đạo, quản lý, giám sát mọi hoạt động của cấp dưới mình đồng bộ với chỉ đạo của ĐHQGHN. Các mối quan hệ, liên kết, kết nối trong ĐHQGHN sẽ là không gian số đa chiều, đa dạng nhưng được thống nhất và phát triển trong hệ sinh thái số, thúc đẩy nghiên cứu số, đào tạo số hiệu quả nhất, chất lượng cao nhất, sáng tạo nhất, tốc độ nhanh nhất và mọi lúc, mọi nơi.

Hình 1 dưới đây thể hiện Mô hình phát triển Đại học số - Đại học thông minh, ĐHQGHN (2020-2025). ĐHQGHN có vai trò chỉ đạo, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động quản lý, giảng dạy, học tập, nghiên cứu của các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN trên nền tảng số 4.0 (Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, Kết nối vạn vật, Điện toán đám mây, Ứng dụng di động…). Trong đó, Thư viện số của Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN (VNU-LIC) có vai trò xây dựng và phát triển học liệu số phục vụ cho toàn bộ ĐHQGHN. Trong giai đoạn (2020-2025), trên nền tảng Thư viện số VNU-LIC 4.0 sẽ định hướng phát triển 3 mô hình Trung tâm tri thức số, Trung tâm học tập số, Trung tâm nghiên cứu số để làm nền tảng phát triển Đại học số - Đại học thông minh, ĐHQGHN và 3 mô hình này sẽ tác động lớn đến quản lý, nghiên cứu, giảng dạy, học tập, tiếp nhận tri thức… của toàn bộ ĐHQGHN trong tương lai.

 

Hình 1. Vai trò của VNU-LIC trong phát triển Đại học số - Đại học thông minh, ĐHQGHN (2020-2025)

 

2. Quá trình phát triển và thành công thư viện số VNU-LIC (2015-2019)

2.1. Quá trình phát triển

-  2014: Thư viện số 1.0 (Digital Library 1.0): Số hoá và quản trị tài nguyên nội sinh ĐHQGHN.

-  2018: Thư viện số nghiên cứu 2.0 (Digital Research Library 2.0): Tích hợp tri thức số nội sinh ĐHQGHN với hệ tri thức học thuật toàn cầu qua hệ thống tìm kiếm thông minh URD2.

-  2019: Thư viện Thông minh 4.0 (Smart Library 4.0): Phát triển công nghệ di động, dữ liệu lớn, kết nối vạn vật, truy cập và sử dụng tài nguyên số thư viện số Bookworm qua smartphone…

-  2020-2025: Trung tâm Tri thức số VNU-LIC (Digital Knowledge Hub): Người dùng tin ĐHQGHN hoàn toàn có khả năng truy cập, tìm kiếm, sử dụng và đọc toàn bộ tri thức số của nhân loại, tạo nên hệ sinh thái nghiên cứu - đào tạo ĐHQGHN đồng bộ hoá với hệ sinh thái nghiên cứu của nhân loại. Thư viện Đa điểm (Multi - Location Library, để phát triển mạng lưới thư viện chi nhánh tới toàn bộ các Trường - Khoa ĐHQGHN, phát triển văn hoá đọc toàn diện mọi lúc - mọi nơi.Trung tâm học tập số - nghiên cứu số: Tích hợp và đồng bộ hóa dữ liệu số, học liệu số và hệ sinh thái học tập, giảng dạy nghiên cứu của ĐHQGHN; Tạo hệ sinh thái số lý tưởng cho Tự học suốt đời, Tự nghiên cứu suốt đời; thúc đẩy xã hội tự học tập, tự nghiên cứu, tự sáng tạo của học sinh, sinh viên và các nhà khoa học trong ĐHQGHN…

2.2. Thành công của thư viện số VNU-LIC (2015-2019)

1.   Thứ nhất: Thành công trong xây dựng một hệ thống dữ liệu lớn về học liệu số: Tính đến 7/2020, tổng số nguồn lực học liệu số phục vụ cho nghiên cứu - đào tạo của ĐHQGHN bao gồm các loại hình học liệu số phát triển trên các nền tảng công nghệ như sau:

(1)   VNU LIC Bookworm: Học liệu số trên nền tảng công nghệ di động (Giáo trình số và sách tham khảo số): ~ 45.000 tên. (http://bookworm.lic.vnu.edu.vn/).

(2)  Dspace: Luận án số, luận văn số trên nền tảng công nghệ quản trị tài nguyên nội sinh mã nguồn mở ~ 31.000 tên; kết quả đề tài nghiên cứu khoa học: ~ 2.000. (http://repository.vnu.edu.vn/).

(3)        Tạp chí và sách điện tử ngoại văn trên nền tảng các cơ sở dữ liệu điện tử trực tuyến: ~ 53.000 sách điện tử; ~ 4.100 tạp chí, gồm: SpringerLink, ScienceDirect, Bookboon, WorldScientific, MathSciNet,… (https://lic.vnu.edu.vn/)

(4)        Virtual: Tài liệu in trên nền tảng công nghệ quản trị thư viện tự động hóa ~ 114.000 tên sách; ~ 400 tên tạp chí.

(5)        Hệ thống dữ liệu lớn học thuật toàn cầu được kết nối và khám phá dữ liệu thông qua hệ thống tìm kiếm thông minh URD2 truy cập mở (kết nối hơn 90% CSDL Open Access truy cập mở miễn phí của các trường đại học thế giới).

2. Thứ hai: Thành công trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tìm kiếm thông minh, tương tác - hướng dẫn người dùng thông minh, gợi ý kết quả tìm thông minh: Ứng dụng và triển khai hệ thống tìm kiếm thông minh URD2 (Unified Resource Discovery and Delivery) để liên kết, móc nối đồng thời với cả các phần mềm trên để lấy dữ liệu tìm kiếm và tổng hợp kết quả tìm kiếm thống nhất, đồng bộ trên một giao diện duy nhất. Ngoài ra, hệ thống tìm kiếm URD2 còn truy xuất cả dữ liệu học thuật các kho dữ liệu học thuật toàn cầu (bao gồm cả CSDL phải trả phí/ miễn phí) giúp người dùng tin ĐHQGHN có thể nắm bắt được cùng lúc, đồng thời và đồng bộ toàn bộ học liệu số, CSDL học thuật có trong thư viện VNU-LIC và toàn cầu .

Hình 2. Hệ thống tìm kiếm dữ liệu lớn thông minh URD2 của thư viện số VNU-LIC

3. Thứ ba: Thành công trong kết nối, đồng bộ dữ liệu thống nhất giữa các hệ thống phần mềm nền tảng khác nhau: Đã nghiên cứu và kết nối đồng bộ dữ liệu thành công giữa các nền tảng công nghệ số, giúp tối ưu hóa các nền tảng lưu trữ số, an toàn dữ liệu và phục vụ học liệu số trên cả nền tảng di động và ứng dụng web. VD: đồng bộ dữ liệu thống nhất giữa các hệ thống phần mềm nền tảng khác nhau như giữa VNU LIC Bookworm với Dspace, tăng cường và mở rộng khả năng lưu trữ học liệu số trên cả hai nền tảng trên, đảm bảo an ninh và an toàn các kho dữ liệu, sao lưu liên tục dữ liệu hai hệ thống song song, tăng cường khả năng truy cập học liệu số cả trên App ứng dụng di động và trên Web, tối ưu hóa nền tảng lưu trữ hiện có của thư viện (Hình 3)

 

 

Hình 3. Đồng bộ dữ liệu giữa hai nền tảng phần mềm

 

4. Thứ tư: Thành công trong thu thập và số hóa toàn bộ học liệu, thúc đẩy sử dụng học liệu số di động, thúc đẩy nghiên cứu số, học tập số một cách thông minh và sáng tạo. Năm 2019, dưới sự chỉ đạo mạnh mẽ của ĐHQGHN về đổi mới phương pháp đào tạo, Trung tâm đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử 26 năm xây dựng và phát triển học liệu cho đào tạo và nghiên cứu của ĐHQGHN, đó là: Lần đầu tiên, Trung tâm đã xây dựng được một hệ thống học liệu số (giáo trình số, sách tham khảo số…) đầy đủ và hoàn chỉnh, bao quát, chính xác và được tổ chức một cách hệ thống cho tất cả các môn học, ngành học của các đơn vị đào tạo ĐHQGHN và được triển khai trên nền tảng VNU LIC Bookworm (Hình 4).

 

 

Hình 4. Biểu đồ đáp ứng học liệu số 12 đơn vị đào tạo

5.         Thứ năm: Thành công trong kết nối thư viện số thông minh, đạt chuẩn trao đổi dữ liệu quốc tế, luôn sẵn sàng kết nối với các kho dữ liệu học thuật nội sinh của Việt Nam và thế giới để làm giàu kho dữ liệu lớn ĐHQGHN, phát triển thư viện số dùng chung giữa các trường đại học Việt Nam và thế giới, kết nối tri thức - thúc đẩy sáng tạo. VD: đã kết nối thành công với Thư viện Tạ Quang Bửu (Đại học Bách khoa Hà Nội); Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Công nghệ Nayang, Singapore (NTU) (Hình 5).

 

 

 

Hình 5: Mô hình thư viện số đại học dùng chung do VNU-LIC làm đầu mối [1]

 

6.         Thứ sáu: Thành công trong tự động hóa toàn bộ chu trình thư viện truyền thống, ứng dụng các công nghệ mượn trả sách tự động 24/7, an ninh thư viện, camera giám sát, phòng học nhóm, các thiết bị nghe nhìn hiện đại, đổi mới cảnh quan thư viện, tiện ích thư viện, phủ sóng wifi toàn bộ các phòng đọc thư viện.

7.         Thứ bảy: Đáp ứng xuất sắc nhu cầu học liệu, tài nguyên học thuật, đặc biệt là học liệu số, sách số, luận văn, luận án số. Số liệu sử dụng thư viện tăng mạnh trong 5 năm.

-           Trong 5 năm liền, bạn đọc luôn phản hồi rất tích cực sản phẩm, dịch vụ của thư viện: hơn 90% bạn đọc hài lòng với dịch vụ thư viện. Trong khảo sát của Trung tâm tháng 11/2019 về lượng tri thức sinh viên tiếp nhận khi đến học tại ĐHQGHN, với 3.770 người trả lời kết quả cho thấy: 48.99% tri thức có được từ thư viện (học liệu số, sách, giáo trình…); 39.94% tri thức có được từ giảng viên (bài giảng, bài kiểm tra, sự truyền đạt tri thức); 11% tri thức có được từ các nguồn khác (Internet).

-           Tổng số lượt sử dụng thư viện hàng năm đều tăng, đặc biệt là trong sử dụng thư viện số. Năm 2019 tổng số lượt sử dụng thư viện đạt 6.611.666 lượt tăng 74% so với năm 2018, tăng 717 % so với năm 2015.

8.         Thứ tám: Kho tài nguyên nội sinh http://repository.vnu.edu.vn/ luôn xếp số 1 Việt Nam và thứ hạng cao trong xếp hạng Ranking.Web of Repositories http:// repositories.webometrics.info/en/node/30.

Cụ thể: trong năm 2019: Xếp số 1 thư viện số tài liệu nội sinh các đại học Việt Nam; Xếp thứ 174/2.692 Thư viện số tài liệu nội sinh các đại học, học viện thế giới; Xếp thứ 189/2.771 thư viện số tài liệu nội sinh nói chung trên thế giới.

-           Tháng 2/2020 tăng lên xếp thứ 94

-           Tháng 5/2020 tăng lên xếp thứ 75. Đóng góp quan trọng các chỉ số (Presence Visibility/Impact) vào thành tích tăng xếp hạng thế giới Ranking Web of University: http://www.webometrics.info/en/ world của ĐHQGHN. Cụ thể trong năm 2019: Xếp thứ 1 Việt Nam; xếp thứ 1013 thế giới, tăng gần 80 bậc so với thứ hạng 1090 trong lần công bố tháng 1/2019; Xếp thứ 38/11.997 thế giới về tài nguyên số hóa dựa trên tỉ trọng lớn tài nguyên số hóa nội sinh (luận văn, luận án, kết quả nghiên cứu…) của thư viện.

9.         Thứ chín: VNU LIC liên tục là thư viện dẫn đầu trong khối thư viện Việt Nam về vai trò tiên phong trong nghiên cứu khoa học, là trung tâm nghiên cứu về thư viện số - thư viện thông minh - quản trị tri thức.

-           Biên tập, xuất bản Cẩm nang thông tin - thư viện năm 2017, năm 2018: 25 năm công bố quốc tế ISI và Scopus của ĐHQGHN (Với các nghiên cứu, thu thập toàn bộ xây dựng danh mục và tạo lập index cho hơn 8.000 bài công bố quốc tế của ĐHQGHN trong 25 năm, 1993 -2018) và Cẩm nang năm 2019: Phát triển Đại học số - Đại học Thông minh trên nền tảng Học liệu số VNU-LIC.

-Tổ chức 03 Hội thảo quốc gia: biên tập, xuất bản các sách chuyên khảo “Xây dựng Thư viện số Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai” (năm 2017), “Thư viện thông minh 4.0: Công nghệ - Dữ liệu - Con người” (năm 2018), “Tối ưu hóa Quản trị tri thức: Chính phủ - Doanh nghiệp - Thư viện” (năm 2019) đây là các công trình nghiên cứu chuyên khảo có giá trị với hàm lượng khoa học cao trong lĩnh vực quản trị tri thức, quản trị thông tin - thư viện.

-           10 bài báo khoa học đăng trong các tạp chí chuyên ngành thông tin - thư viện trong nước.

-           Tham gia tổ công tác của Ủy ban Văn hóa, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội và có những đề xuất, đóng góp những ý kiến quan trọng cho Luật Thư viện (đã được Quốc hội thông qua năm 2019).

10.        Thứ mười: Nghiên cứu khoa học

-           Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thông tin thư viện; Hoàn thành, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu nhu cầu và giải pháp đáp ứng nhu cầu thông tin khoa học của cán bộ, giảng viên và người học tại ĐHQGHN”; Chủ trì, triển khai đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu công nghệ xây dựng hệ cơ sở dữ liệu tích hợp thư mục khoa học”. Số liệu khảo sát được phân tích, tổng hợp và là cơ sở khoa học, kênh thông tin quan trọng trong việc nghiên cứu nhu cầu tin tại ĐHQGHN giúp Trung tâm đề xuất, triển khai các giải pháp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin cho cán bộ, giảng viên và người học tại ĐHQGHN. Đồng thời xây dựng CSDL điện tử tích hợp thư mục 12.000 bài báo khoa học tiếng Anh, các bài báo khoa học của Việt Nam được thu thập từ nguồn ISI và SCOPUS. Phân tích đánh giá năng suất và chất lượng công bố quốc tế của ĐHQGHN và các trường đại học trong cả nước. Công bố bảng xếp hạng năng lực công bố của các trường đại học Việt Nam.

 

-           Khám phá quan trọng trong công bố quốc tế của ĐHQGHN đó là nghiên cứu, phát hiện và triển khai tìm kiếm thành công gần 2.000 công bố quốc tế giai đoạn (2014 - 2018) của ĐHQGHN bị thất lạc trong Scopus để đăng ký và xác nhận gần 2.000 công bố quốc tế thuộc về Vietnam National University Hanoi của ĐHQGHN, làm cơ sở để Scopus xác thực công bố của Vietnam National University Hanoi. Để Việt Nam và thế giới có đánh giá và xếp hạng công bố quốc tế đầy đủ nhất, chính xác nhất về ĐHQGHN trong 26 năm qua; đồng thời giúp tăng mạnh mẽ xếp hạng đại học thế giới 2020 cho ĐHQGHN

-           Đóng góp dữ liệu cho Hệ tri thức Việt sô hoa (Itrithuc.vn). Tính đên thang 9/2018: Co 17 Bô/Ban (đơn vi) tham gia tao lâp cac bô dư liêu tai phân hê Dư liêu mơ cua itrithuc.vn vơi tông sô 10.355 bô dư liêu; trong đo xây dưng, đong gop cua VNU-LIC la 10.049/10.355, chiêm 97,04% tông sô dư liêu tai phân hê Dư liêu mơ cua itrithuc. vn. VNU-LIC đa tao lâp/đăng tai đươc 10.000 câu hoi - đap tai phân hê Ngân hang hoi đap cua itrithuc.vn.

3. Tương lai thư viện số ĐHQGHN (2020-2025)

3.1. Chuyển đổi cơ sở vật chất lên Hòa Lạc (Tòa nhà Trung tâm Tri thức số VNU-LIC)

Hình 6. Kiến trúc tòa nhà Trung tâm Tri thức số VNU-LIC tại Hòa Lạc

 

Tòa nhà Trung tâm Tri thức số VNU-LIC tại Hòa Lạc là một công trình đặc sắc và độc đáo, là Trái tim và là Bộ não trung tâm của ĐHQGHN, kết nối hệ tri thức ĐHQGHN với toàn bộ hệ tri thức học thuật của nhân loại để gia tăng sức sáng tạo, thúc đẩy nghiên cứu đỉnh cao và đào tạo chất lượng quốc tế… Toà nhà có vị trí trung tâm và tiện đi lại với không gian xanh, thân thiện; kiến trúc độc đáo, thông minh; chất liệu bền vững với thời gian nhưng đường nét vẫn bay bổng đem lại cảm xúc thẩm mỹ; thu hút bạn đọc đến khai thác các tài nguyên in ấn và số hoá; thúc đẩy văn hoá đọc và nghiên cứu với những say mê khám phá tri thức mới; không gian vật lý và không gian số luôn mở 24/24 với các công nghệ thông minh để bạn đọc truy cập

-           tìm kiếm - đọc và áp dụng kiến thức vào thực tế… là không gian học tập, giảng dạy, nghiên cứu, sáng tạo tri thức lý tưởng cho sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu ĐHQGHN tại Hòa Lạc.

Tòa nhà bao gồm cả kiến trúc vật lý (không gian vật lý) và kiến trúc số (không gian số) ứng dụng các công nghệ: Nền tảng Web 4.0, Internet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Tự động hóa, Robotics… gồm cả 2 không gian như sau (Hình 7):

-           Không gian vật lý: tự động hóa tất cả các chu trình trong thư viện; ứng dụng thủ thư robot giao tiếp, hướng dẫn và hỗ trợ bạn đọc tìm kiếm tài liệu và sử dụng thư viện; giá sách thông minh cho mượn trả tự động; phòng đọc thông minh ứng dụng các thiết bị nghe nhìn công nghệ số điều khiển bằng giọng nói, cảm ứng ánh sáng và điều hòa theo nhu cầu bạn đọc; các thiết bị an ninh thư viện sinh trắc học (nhận diện khuôn mặt, mống mắt); hệ thống OPAC mượn liên thư viện tại chỗ hoặc chuyển tài liệu đến địa chỉ bạn đọc; hệ thống số hóa, in ấn và lưu trữ đám mây phục vụ bạn đọc (tích hợp với thiết bị di động thông minh của bạn đọc)…

-           Không gian số: ứng dụng thủ thư số (trợ lý ảo) hướng dẫn và hỗ trợ tìm kiếm các tài nguyên số; tìm kiếm thông minh; tìm kiếm bằng giọng nói; khám phá dữ liệu lớn; lưu trữ bảo mật dữ liệu người dùng (Blockchain)…

 

 

 Hình 7. Không gian vật lý và số trong Trung tâm Tri thức số VNU-LIC

 

3.2. Chuyển đổi Thư viện số thành Trung tâm Tri thức số VNU-LIC (Digital Knowledge Hub)

Trên nền tảng công nghệ thư viện số thông minh, Trung tâm Tri thức số VNU-LIC (Digital Knowledge Hub) (Hình 8) chính là hệ sinh thái lý tưởng để con người và dữ liệu khoa học được kết nối, tích hợp và sáng tạo tri thức nhanh nhất, hiệu quả nhất. Không gian vật lý và không gian số giúp trí tuệ và trí thông minh của mỗi cá nhân được tương tác liên tục theo thời gian thực với trí tuệ của cộng đồng khoa học trong nước và trên thế giới ở bất cứ thời gian nào và địa điểm nào. Trung tâm Tri thức lý tưởng này đóng vai trò nền tảng, là bộ não và trái tim để thúc đẩy nghiên cứu, học tập, sáng tạo của Đại học số - Đại học thông minh, ĐHQGHN (2020-2025), như sau: là nơi Hỗ trợ học tập / nghiên cứu / đổi mới / khởi nghiệp (Learn - Study / Research / Innovate / StartUp); Phát sinh ý tưởng mới (Ideas); Giao lưu, hợp tác, kết nối, chia sẻ học thuật (Collaborate

-           Connect - Sharing); Là nơi truyền cảm hứng nghiên cứu, sáng tạo (Inspire, Create); Có các dịch vụ thông tin hiện đại như lưu trữ - tìm kiếm - phân tích - tổng hợp dữ liệu khoa học cho các nhà nghiên cứu; Định hướng thông tin - tri thức - nghiên cứu ; Tổ chức Workshop; Hỗ trợ xuất bản; Hướng dẫn cách viết báo cáo - công trình khoa học; là nơi đưa con người tiếp cận thế giới thông tin - tri thức mở hiện nay; có trách nhiệm quốc gia, thể hiện trình độ khoa học và công nghệ trụ cột của quốc gia…

Hình 8. Ứng dụng VNU-LIC Knowledge Hub 4.0

 

Ngoài ra, với nhiệm vụ Quản trị Tri thức số cho ĐHQGHN, VNU-LIC sẽ hỗ trợ các nhiệm vụ sau:

•           Quản trị quá trình tìm kiếm - khám phá - tiếp nhận - bổ sung - xử lý - tổ chức

-           phân tích - tổng hợp - giao tiếp - truyền thông - sử dụng tri thức cho mục đích giải quyết hiệu quả học tập, giảng dạy, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu ĐHQGHN…

•           Quản trị sử dụng và tích hợp nền tảng tri thức đã có với tri thức mới được tiếp nhận để tối ưu hóa nghiên cứu, đào tạo, học tập, quản trị ĐHQGHN…

•           Quản trị tri thức để áp dụng vào nghiên cứu, đào tạo, học tập, đạt kết quả cao nhất, tiết kiệm tối đa năng lượng - thời gian - tài chính của ĐHQGHN…

Dựa trên nền tảng thư viện số thông minh và hiện đại, Trung tâm Tri thức số VNU-LIC sẽ làm nền tảng để phát triển Trung tâm Học tập số, Trung tâm Nghiên cứu số thúc đẩy hệ sinh thái số tự học tập, tự nghiên cứu - sáng tạo của ĐHQGHN (2020-2025) như sau:

 

 

 Hình 9. Mô hình các nền tảng phát triển Trung tâm Tri thức số - Học tập số

 

- Nghiên cứu số VNU-LIC (2020-2025)

 

3.2.1. Trung tâ̂m tri thứ́c số́ (Digital Knowledge Hub)

 

Để đáp ứng nhu cầu học liệu số cho hơn 40.000 học sinh, sinh viên, học viên, giảng viên, nhà nghiên cứu… ĐHQGHN với nhu cầu thông tin đa dạng, từ cơ bản đến cao cấp, từ phổ thông đến chuyên sâu, đặc biệt là các tài nguyên thông tin học thuật tinh hoa mà chỉ có rất ít các nhà nghiên cứu cao cấp có thể đọc và hiểu được… thì VNU-LIC phải chuyển nhanh sang mô hình Trung tâm tri thức số (Digital Knowledge Hub) để lưu trữ, tổ chức và kết nối không giới hạn đến “Vũ trụ dữ liệu lớn” tri thức của nhân loại. Chất lượng và số lượng tri thức đầu ra của ĐHQGHN (chất xám, kiến thức, kỹ năng, công bố khoa học, sáng chế, phát minh…) phụ thuộc rất lớn từ nguồn tri thức đầu vào có trong học liệu số, giáo trình, sách tham khảo… của VNU-LIC. Đặc biệt, các CSDL học thuật chất lượng cao như: ScienceDirect, Springer Nature, Jstor, Ebsco, OECD, Emerald, Sage, IOP, ACS… là nguồn tri thức đầu vào rất cần thiết cho ĐHQGHN.

Do vậy, giai đoạn 2020-2025, Trung tâm tri thức số VNU-LIC có nhiệm vụ (Hình 10):

-           Thu thập, số hóa toàn bộ học liệu, giáo trình, sách tham khảo trong kho tài liệu truyền thống của VNU-LIC và các đơn vị đào tạo, các trường, khoa… trong và ngoài ĐHQGHN, của Việt Nam và thế giới để đưa vào lưu trữ, tổ chức, phục vụ học liệu số trên nền tảng ứng dụng VNU LIC Bookworm https://bookworm.lic.vnu.edu.vn/ sử dụng trên điện thoại thông minh, máy tính bảng… thúc đẩy học tập số, nghiên cứu số mọi lúc, mọi nơi với mục tiêu đồng bộ hóa kho học liệu số của ĐHQGHN với Việt Nam và toàn cầu, phát triển nhanh và mạnh các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, học tập số chất lượng cao chuẩn quốc tế ngay tại ĐHQGHN.

-           Thu thập, số hóa toàn bộ tài nguyên nội sinh luận văn, luận án đăng tải và công bố toàn thế giới trên nền tảng Dspace http://repository.vnu.edu.vn/. Tạo lập hồ sơ tác giả ĐHQGHN và công bố (thư mục và toàn văn), kết nối liên thông với Google

Scholar để quảng bá tài nguyên nội sinh ĐHQGHN trên phạm vi toàn cầu, tăng chỉ số trích dẫn, tăng chỉ số ảnh hưởng, tăng xếp hạng đại học thế giới của ĐHQGHN, tăng xếp hạng kho tài nguyên nội sinh Webometrics…

-           Tăng cường bổ sung đầy đủ tạp chí và sách điện tử ngoại văn ScienceDirect, Springer Nature, Jstor, Ebsco, OECD, Emerald, Sage, IOP, ACS… để gia tăng tri thức đầu vào cho nghiên cứu, gia tăng công bố khoa học trên ISI/Scopus, sáng chế, phát minh, sáng tạo… của ĐHQGHN.

 

-           Tăng cường phát hiện, thu thập, lưu trữ và phục vụ hệ thống dữ liệu lớn học thuật toàn cầu CSDL Open Access, truy cập mở miễn phí của các trường đại học thế giới để tối ưu hóa nguồn dữ liệu học thuật, tăng cường lượng tri thức đầu vào cho ĐHQGHN.

-           Phát triển mô hình thư viện đa điểm, kho tài liệu truyền thống của các đơn vị đào tạo sẽ được kết nối và quản trị trên cùng một nền tảng phần mềm đa điểm của VNU-LIC, giúp tìm kiếm liên thông tài liệu trong toàn bộ ĐHQGHN, thúc đẩy sử dụng chung kho tài nguyên truyền thống giữa các đơn vị trong ĐHQGHN và tối ưu hóa nguồn học liệu hiện có giữa các đơn vị đào tạo.

 

 Hình 10. Mô hình phát triển kho dữ liệu lớn học liệu số VNU LIC Bookworm (2020-2025)

 

3.2.2. Trung tâ̂m họ̣c tập số́ (Digital Learning Hub)

Trung tâm học tập số VNU-LIC có nhiệm vụ cung cấp một nền tảng công nghệ

-           dữ liệu tích hợp, đồng bộ và thống nhất với hệ thống học liệu số của Trung tâm tri thức số VNU-LIC để thực hiện các công việc giảng dạy số và học tập số (E-Learning) như sau (Hình 11):

-           Giảng viên có thể sử dụng các phương thức giảng dạy khác nhau như: dựa trên năng lực của học viên, học tập dựa trên các trò chơi giáo dục. Lôi kéo học viên vào các cuộc thảo luận, giao tiếp với giảng viên thông qua việc sử dụng họp trên công nghệ web, thảo luận, blogs, chat, …

-           Quá trình đánh giá được thực hiện theo nhiều cách bao gồm câu hỏi, khảo sát, giao bài, tích hợp với công cụ chống đạo văn.

-           Tạo, chia sẻ, tái sử dụng các bộ câu hỏi đánh giá; Tạo các phiếu tự đánh giá nhằm dễ dàng đánh giá các hoạt động dựa trên các tiêu chí định trước.

-           Tích hợp với các công cụ học tập bên ngoài như: wikis, phần mềm mô phỏng, cơ sở dữ liệu nguồn tin điện tử được bảo vệ và các nguồn tin khác được xây dựng trên tiêu chuẩn quốc tế.

-           Tích hợp với các nguồn tin học tập bên ngoài được hỗ trợ bởi SCORM, IMS, IMS Common Cartridge.

 

-           Phát triển thêm các công cụ tùy biến của mình nhờ việc sử dụng các API để tự động hóa các công việc chung, triển khai các luồng công việc mang tính tùy chỉnh….

-           Giảng dạy và học tập thông minh: Báo cáo tiến trình học tập của học viên: theo dõi được học viên đang tương tác với khóa học ra sao nhờ công cụ Class Progress bao gồm điểm, số lần truy cập vào nội dung học tập, số lần đăng nhập…; Đánh giá năng lực của học viên qua các bài kiểm tra, giao bài, đăng bài thảo luận, kiểm soát học viên thông qua các cách tính điểm cuối kỳ/khóa; Đánh giá chuyên sâu qua các số liệu thống kê điểm bài giao trong suốt quá trình học và cả điểm kiểm tra, điểm thi.

-           Học tập và giảng dạy trực tuyến từ xa: Dành cho tất cả người dùng từ nhiều cấp độ khác nhau; Thông qua các thiết bị di động, điện thoại thông minh; Tích hợp với web conference giúp giảng viên kết nối học viên trao đổi hai chiều qua truyền hình trực tiếp; Thảo luận trực tiếp, đào tạo trên cơ sở truyền hình trực tiếp; Lập lịch, chuyển giao, ghi các phiên học trực tiếp ngay trên hệ thống LMS; Nhúng các phiên học trực tiếp vào các khóa học song song với các học liệu của khóa học; Các phiên học/các lớp học tương tác hai chiều.

-           Cá nhân hóa trải nghiệm học tập: Tự động logic hóa các thao tác của học viên; Có các điều kiện đăng bài: điều này cho phép giảng viên đưa ra hoặc giấu nội dung khóa học hoặc các nhận xét dựa trên các hoạt động hoặc không hoạt động của học viên đó trong một khóa học; Tự động giao tiếp bằng email tới học viên dựa trên các tiêu chí cụ thể hoặc các hoạt động của họ bằng công cụ Intelligent Agents.

-           Kho tài nguyên học liệu số: Là toàn bộ học liệu số có trong Trung tâm tri thức số VNU-LIC, hỗ trợ việc tìm kiếm và tổ chức các nguồn dữ liệu học tập để có thể sắp xếp hợp ly cách làm việc với nội dung khóa học; Giảng viên có thể chia se và cập nhật nội dung khóa học một cách dễ dàng hơn bằng cách tải tài liệu học, phương tiện truyền thông và các tài liệu học tập khác từ một nguồn dữ liệu trung tâm; Tích hợp LMS liền mạch để tạo ra nội dung có sẵn trong một luồng công việc; Liên kết tới các đối tượng học giúp quản ly được nội dung khóa học; Các tính năng quản trị nâng cao cho phép kiểm soát cách sử dụng tài liệu học tập; Khả năng tìm kiếm nội dung học tập tiềm năng giúp người dung nhận biết được các nội dung đặc biệt: Học viên có thể duyệt các kho nội dung riêng biệt hoặc tìm kiếm nội dung thông qua đồng thời nhiều máy chủ khác nhau; Nguồn dữ liệu có thể được chia se và sử dụng lại trong cung một tổ chức; Các phương pháp tìm kiếm bao gồm từ khóa, mức độ xếp hàng, lời nhận xét và hơn thế nữa; Quản ly siêu dữ liệu nâng cao cho phép các nguồn tài nguồn học tập được làm rõ bằng nhiều cách khác nhau; Tích hợp hỗ trợ nội dung cho bên thứ ba giúp người học có thể khám phá và truy cập vào tài liệu từ một cộng đồng học tập bên ngoài. Giao diện tìm kiếm đơn giản tập hợp nội dung từ nhiều nguồn khác nhau…

 

 Hình 11. Mô hình định hướng xây dựng Trung tâm học tập số VNU-LIC (2020-2025)

 

Nếu Trung tâm học tập số được xây dựng và phát triển trên nền tảng Trung tâm tri thức số VNU-LIC sẽ tận dụng được nền tảng công nghệ và học liệu số có sẵn, hệ sinh thái hơn 40.000 sinh viên và giảng viên ĐHQGHN có sẵn được quản lý bởi thống nhất bởi chuyên gia VNU-LIC sẽ làm nền tảng bền vững, thống nhất, đồng bộ, tiết kiệm tài chính - nhân lực và tối ưu hóa hệ thống cơ sở vật chất - công nghệ - dữ liệu để phát triển Đại học số - Đại học thông minh VNU (2020-2025) tinh gọn, hiệu suất cao và thống nhất.

3.2.3. Trung tâ̂m nghiê̂n cứ́u số́ (Digital Research Hub)

Trung tâm nghiên cứu số VNU-LIC có nhiệm vụ:

-           Lưu trữ và cung cấp đầy đủ, kịp thời, cập nhật các loại hình học liệu số, sách nghiên cứu tham khảo, báo - tạp chí khoa học, tri thức khoa học nội sinh và ngoại sinh ở mọi dạng tài liệu, các loại hình CSDL như: ScienceDirect, Springer Nature, Jstor, Ebsco, OECD, Emerald, Sage, IOP, ACS Natural, ACM, IEEE, BioMed, Wiley, Oxford, Education, ProQuest, PubMed, MEDLINE… để gia tăng tri thức đầu vào cho nghiên cứu, gia tăng công bố khoa học trên ISI/Scopus, sáng chế, phát minh, sáng tạo… của ĐHQGHN.

-           Là trung tâm thống kê khoa học, trắc lượng thư mục và toàn văn công bố khoa học quốc tế ISI/ Scopus/ Google Scholar và của Việt Nam để phân tích, tổng hợp, so sánh, dự đoán và định hướng nghiên cứu của ĐHQGHN.

-           Là trung tâm lưu trữ và quản trị toàn bộ hệ tri thức nội sinh của ĐHQGHN, xây dựng hệ thống hồ sơ tác giả của ĐHQGHN trên nền tảng công nghệ Dspace, quảng bá hệ thống hồ sơ trên nền tảng số và Internet, tạo lập Index chỉ mục với hệ thống Google Scholar để tăng trích dẫn và ảnh hưởng học thuật của ĐHQGHN trên phạm vi toàn cầu (Webometrics, Repository…).

-           Cung cấp các công cụ và phương pháp nghiên cứu (Hình 12), cho các nhà nghiên cứu, đặc biệt hỗ trợ đắc lực cho sinh viên và học viên khi mới bắt tay vào làm nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án; hỗ trợ công cụ chống đạo văn DoiT; công cụ làm trích dẫn tham khảo Endnote, Mendeley…

 

 

Hình 12. Bộ công cụ phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học trên VNU LIC Bookworm [6]

 

-  Là cổng tri thức khoa học số, xây dựng mạng lưới số, cầu nối nghiên cứu khoa học, tạo kết nối hợp tác học thuật, nơi gặp gỡ trao đổi nghiên cứu khoa học giữa ĐHQGHN với Việt Nam và thế giới (Hình 13).

 

 

Hình 13. Mạng lưới toàn cầu hợp tác nghiên cứu và công bố quốc tế của ĐHQGHN Scopus (2014-2019) [5]

Kết luận:

Với các thế mạnh trên tạo nên nền tảng dùng chung của thư viện VNU-LIC: Công nghệ và dữ liệu dùng chung; Học liệu số dùng chung; Hệ sinh thái bền vững - thống nhất hơn 40.000 sử dụng ĐHQGHN; Một đầu mối chuyên gia quản trị VNU-LIC; Tối ưu hóa hệ thống để tiết kiệm nguồn lực; Quản trị hệ thống liên thông - đồng bộ - thông minh... và là cơ sở vững chắc và tinh gọn để Đại học số - Đại học thông minh phát triển mạnh trong giai đoạn (2020 - 2025). Bài viết đã báo cáo, phân tích và tổng hợp những số liệu và dẫn chứng, định hướng khoa học, thực tiễn, khả thi để ĐHQGHN có những quyết sách đầu tư, phát triển Đại học số - Đại học thông minh giai đoạn 2020-2025.

Tài liệu tham khảo

1.         Demo thư viện số dùng chung. http://find.lic.vnu.edu.vn/primo_library/libweb/ action/search.do

2.         Brightspace LMS. http://ted.com.vn/products/d2l-brightspace-lms/brightspace-content/

3.         Nghị quyết số 52-NQ/TW, 27/9/2019 của Bộ Chính trị ban hành về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

4.         Nghị quyết số 17/NQ-CP, 7/3/2019, ban hành về một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020

5.         Scopus. https://www.scopus.com/

6.         VNU LIC Bookworm: Giáo trình và sách điện tử: https://bookworm.lic.vnu.edu. vn/DefaultSearch.aspx?id=4669

 Trọng Minh
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ