TIN TỨC & SỰ KIỆN
Phiên bản Tiếng Việt 15:31:18 Ngày 21/08/2020 GMT+7
Đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuê để thúc đẩy phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo và gia tăng giá trị ở ĐHQGHN: Góc nhìn từ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Tham luận của Đảng bộ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN trình bày tại Đại hội đại biểu lần thứ VI Đảng bộ ĐHQGHN nhiệm kỳ 2020 – 2025.

 

1. Mở đầu

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa đã diễn ra sâu rộng; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang tác động đến mọi lĩnh vực khoa học, đời sống, xã hội. Chính vì vậy, dự thảo báo cáo chính trị của Đại hội đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng... đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của CMCN 4.0, phát triển kinh tế số...” và đột phá chiến lược trong giai đoạn mới “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao... tập trung nâng cao, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo, đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo;...” 1.

Trong xu hướng tự chủ và sự cạnh tranh giữa các trường đại học ngày càng trở nên mạnh mẽ, Đảng bộ Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đề ra phương châm hành động trong giai đoạn mới: “Đổi mới - Sáng tạo - Trách nhiệm quốc gia - Phát triển bền vững” 2. Đảng bộ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) cũng đặt khẩu hiệu hành động cho nhiệm kỳ 2020-2025 là “Đoàn kết, Đổi mới - Sáng tạo, Hiệu quả”3.

Đối với một trường đại học, những yếu tố cấu thành cơ bản của chỉ số đổi mới - sáng tạo là: số lượng, chất lượng của các đăng ký sở hữu trí tuệ (SHTT) và khối lượng chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ. Bảng xếp hạng hàng năm các trường đại học về đổi mới - sáng tạo toàn cầu của hãng Reuters 4 bao gồm 3 chỉ số chính: số lượng đơn đăng ký SHTT, tỷ lệ đơn được cấp bằng độc quyền SHTT, chỉ số tác động thương mại (commercial impact score, một chỉ số tổ hợp). Các bảng xếp hạng các trường đại học, ví dụ như xếp hạng THE (Times Higher Education)5 cũng có chỉ số quan trọng là khối lượng chuyển giao tri thức (knowledge transfer - industry income).

Theo quan niệm chung hiện nay, chuỗi giá trị đổi mới - sáng tạo (innovation value chain) bao gồm 03 mắt xích: i) sáng tạo ra ý tưởng mới; ii) lựa chọn và chuyển đổi ý tưởng thành công nghệ hoặc sản phẩm; iii) công bố, lan truyền công nghệ, sản phẩm6. Áp dụng cho một trường đại học, các mắt xích này được cụ thể hóa thành:

i)          nghiên cứu cơ bản, sản phẩm là các bài báo khoa học; ii) nghiên cứu ứng dụng, sản phẩm là các đăng ký SHTT; và iii) thương mại hóa kết quả nghiên cứu, sản phẩm là các hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp7.

 

Nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển của Đảng bộ ĐHQGHN trong nhiệm kỳ tới, báo cáo này sẽ đánh giá kết quả của giai đoạn 2015-2020 và đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động SHTT cho giai đoạn 2020-2025 theo góc nhìn từ Trường ĐHKHTN.

2. Kết quả của hoạt động sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2015-2020

2.1. Hoạt động sở hữu trí tuệ

Giai đoạn 2015-2020 là giai đoạn có bước phát triển mạnh về đăng ký SHTT của ĐHQGHN nói chung và Trường ĐHKHTN nói riêng. Số lượng đơn đăng ký được chấp nhận hợp lệ và số lượng bằng độc quyền SHTT được cấp đã tăng gấp nhiều lần so với những năm trước đây (Hình 1). Đây là kết quả của sự nỗ lực không mệt mỏi của các nhà khoa học và của những đổi mới về cơ chế, chính sách:

-           Đăng ký SHTT được coi là một dạng sản phẩm quan trọng của các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Ví dụ như trong các đề tài cấp ĐHQGHN, đơn đăng ký SHTT được chấp nhận hợp lệ có giá trị tương đương một bài báo ISI/SCOPUS.

-           Quy trình xử lý hồ sơ của Cục SHTT Việt Nam đã được cải tiến, rút ngắn hơn rất nhiều so với trước đây. Nếu như trong giai đoạn trước, để một đơn đăng ký được cấp bằng độc quyền SHTT thì phải mất 3-4 năm, hiện nay quá trình này đã rút ngắn chỉ còn 1-2 năm.

-           Các chính sách hỗ trợ đăng ký SHTT của ĐHQGHN và của Trường ĐHKHTN tuy còn khiêm tốn nhưng đã có tác dụng động viên lớn cho các nhà khoa học trong những năm gần đây.

 

 

Hình 1. Kết quả đăng ký SHTT của ĐHQGHN và Trường ĐHKHTN qua các năm

 

Bảng 1 thể hiện kết quả đăng ký SHTT của ĐHQGHN và một số cơ sở giáo dục đại học khác theo số liệu từ cơ sở dữ liệu của Cục SHTT Việt Nam. Qua đối sánh, có thể thấy các đơn vị đều có kết quả được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Tuy vậy, chỉ số của ĐHQGHN vẫn còn thấp hơn so với các đơn vị mạnh trong nước về nghiên cứu ứng dụng là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Trường ĐHKHTN và Trường Đại học Công nghệ là 2 đơn vị đóng góp nhiều nhất cho hoạt động SHTT của ĐHQGHN.

 

Bảng 1. Số lượng bằng độc quyền SHTT của một số trường đại học

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

 

Trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐHQGHN, trong đó:

1

3

0

0

1

3

2

9

10

7*

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐHKHTN

1

2

0

0

1

0

2

7

5

5*

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đạ̣i họ̣c Cô̂ng nghệ̂

0

0

0

0

0

3

0

0

2

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đại học Bách khoa

1

4

2

4

2

8

7

9

18

-

 

Hà Nội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

0

0

0

1

5

3

5

13

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Số́ liệ̂u 6 tháng đầu năm của ĐHQGHN, các đơn vị̣ khác chư̛a có số́ liệ̂u năm 2020.

(Nguồn: CSDL Cục Sở hữ̃u Trí tuệ̂ Việ̂t Nam)

 

2.2. Hoạt động chuyển giao công nghệ

 

Đối với Trường ĐHKHTN, các hoạt động chuyển giao công nghệ trong giai đoạn 2015-2020 tuy đã có bước phát triển so với giai đoạn trước, nhưng vẫn còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với năng lực nghiên cứu ứng dụng. Tính trung bình trong một năm, kinh phí chuyển giao công nghệ mới đạt mức gần 1 tỷ đồng, trong khi kinh phí dịch vụ khoa học đạt trên 10 tỷ đồng/năm.

 

Hình 2. Kinh phí dịch vụ khoa học và chuyển giao công nghệ của Trường ĐHKHTN qua các năm

Các hợp đồng chuyển giao công nghệ tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực chính là: Công nghệ sinh học và Toán - Tin. Hiện tại, các hợp đồng chuyển giao công nghệ chủ yếu được thực hiện trên cơ sở hợp tác song phương với các đối tác trong và ngoài nước, chưa có những hợp đồng được ký kết dựa trên việc chào bán công nghệ có sẵn của Trường trên thị trường.

Như vậy, dưới góc độ chuỗi giá trị đổi mới - sáng tạo, trong giai đoạn 2015-2020, ĐHQGHN nói chung và Trường ĐHKHTN đã triển khai tốt mắt xích thứ nhất (nghiên cứu cơ bản), có nhiều khởi sắc trong mắt xích thứ hai (nghiên cứu ứng dụng), nhưng chưa đạt được nhiều kết quả tích cực trong mắt xích thứ ba (thương mại hóa kết quả nghiên cứu). Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao chuỗi giá trị đổi mới - sáng tạo của ĐHQGHN và Trường ĐHKHTN.

3.         Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2020-2025

3.1. Nhận dạng các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong giai đoạn mới

Điểm mạnh nổi bật nhất của ĐHQGHN là một đại học đa ngành, đa lĩnh vực có uy tín hàng đầu Việt Nam, là nơi hội tụ của các nhà khoa học xuất sắc, tạo ra nhiều kết quả nghiên cứu có chất lượng cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản. Thương hiệu của ĐHQGHN (kế thừa từ thương hiệu Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây) được đánh giá cao cả ở trong nước lẫn quốc tế. Trong những năm gần đây, nhiều đơn vị của ĐHQGHN được đầu tư hệ thống thiết bị nghiên cứu tương đối tốt so với mặt bằng chung của các trường đại học công lập ở Việt Nam. Hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm cấp ĐHQGHN đã được hình thành và đang được đầu tư. Các chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu trong giai đoạn vừa qua đã mang lại nhiều hiệu ứng tích cực.

Bên cạnh những thế mạnh nêu trên, ĐHQGHN cũng có một số hạn chế cần khắc phục dưới góc độ nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai:

-           Với truyền thống là một đơn vị mạnh về nghiên cứu cơ bản, nhiều nhà khoa học chưa có nhiều kinh nghiệm về chuyển giao các sản phẩm KH&CN ra thị trường. Các bộ phận hỗ trợ cũng chưa thật sự nhạy bén với thị trường KH&CN, chưa hỗ trợ được nhiều cho các nhà khoa học trong thương mại hóa sản phẩm

-           Cho đến nay, số lượng sản phẩm đã đăng ký độc quyền SHTT được thương mại hóa, chuyển giao còn rất ít. Số lượng đăng ký SHTT quốc tế còn thấp so với tiềm lực KH&CN. Cùng với đó, ở ĐHQGHN nói chung và Trường ĐHKHTN nói riêng chưa có những hình mẫu thành công trong thương mại hóa sản phẩm KH&CN để tạo nguồn cảm hứng và truyền kinh nghiệm cho các nhà khoa học, nhất là các cán bộ trẻ, trong việc theo đuổi hướng nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai.

-           Cơ sở vật chất hiện tại ở nội thành Hà Nội còn chật hẹp, khó triển khai các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai.

Giai đoạn 2020-2025 sẽ mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển của ĐHQGHN về KH&CN:

-           Chủ trương thúc đẩy năng lực đổi mới, sáng tạo trong các ngành kinh tế, xã hội của Nhà nước sẽ tiếp tục tạo động lực và hỗ trợ nguồn lực cho các hoạt động nghiên cứu.

-           Sự phát triển nhanh và mạnh của CMCN 4.0 là mảnh đất màu mỡ để triển khai các ý tưởng độc đáo, hình thành các sản phẩm có tính đột phá dựa trên nền tảng tri thức vững chắc và sức sáng tạo mạnh mẽ của các nhà khoa học.

-           Cơ chế tự chủ đại học sẽ tạo áp lực thúc đẩy các trường đại học, các nhà khoa học trở nên năng động hơn trong việc tìm kiếm các nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước.

-           Cơ sở mới của ĐHQGHN tại Hòa Lạc đang được tích cực triển khai và từng bước đưa vào vận hành, trong thời gian tới sẽ giải tỏa điểm nghẽn về cơ sở vật chất để tăng cường quy mô các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai.

Cùng với những cơ hội nêu trên, trong giai đoạn tới ĐHQGHN cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, đó là:

-           Cơ chế xét chọn đề bài cho các đề tài NCKH ở các cấp hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên đề xuất ban đầu của các nhà khoa học, vai trò tham gia của doanh nghiệp trong hoạt động này chưa đủ lớn để định hướng được những sản phẩm, dòng sản phẩm có sức hút cao đối với thị trường. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp cũng chưa thật sự quan tâm đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), coi đó là một trong những động lực chính để phát triển doanh nghiệp. Nhìn nhận một cách rộng hơn, thị trường KH&CN của Việt Nam mới đang hình thành, chưa thật sự hoàn chỉnh nên chưa tạo ra hạ tầng cơ sở và cơ chế thích hợp cho chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

 

-           Trong xu thế tự chủ đại học, sự cạnh tranh giữa các trường đại học ngày càng gia tăng. Sự thành lập và phát triển nhanh chóng của một số trường đại học tư được các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ như VinUniversity, Đại học Phenikaa,... đã thu hút một lượng lớn nguồn chất xám từ các trường đại học công lập (trong đó có ĐHQGHN) và trong thời gian tới dự kiến sẽ tạo ra những sản phẩm KH&CN có tính cạnh tranh cao.

-           Kinh nghiệm ở một số trường đại học cho thấy, khi nhà khoa học có sản phẩm đủ độ chín để đưa ra thị trường thì họ thường lựa chọn giải pháp thành lập doanh nghiệp riêng, hoặc thỏa thuận cá nhân với một doanh nghiệp bên ngoài để sản xuất và phân phối sản phẩm. Vai trò của trường đại học không có hoặc có nhưng khá mờ nhạt trong các hoạt động này.

3.2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2020-2025

-           Để tăng cường hoạt động SHTT và chuyển giao công nghệ, cần quán triệt và vận dụng linh hoạt Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/12/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW. Tổ chức Đảng ở các cấp cần có kế hoạch tổ chức các chuyên đề về tăng cường hiệu quả hoạt động KH&CN, thúc đẩy tinh thần đổi mới - sáng tạo và khởi nghiệp trong đội ngũ cán bộ giảng dạy và người học.

-           ĐHQGHN và các đơn vị tiếp tục hoàn thiện và triển khai các chính sách hỗ trợ đăng ký SHTT, nhất là các đăng ký SHTT quốc tế. Cùng với việc hỗ trợ các đơn đăng ký SHTT được chấp nhận hợp lệ và bằng độc quyền SHTT được cấp, cần xem xét hỗ trợ một phần kinh phí duy trì hiệu lực của bằng độc quyền SHTT trên cơ sở đánh giá tiềm năng thương mại hóa của sản phẩm được bảo hộ. Tiếp tục hoàn thiện quy chế về chế độ việc làm của giảng viên và nghiên cứu viên để đánh giá, động viên tốt hơn các nhà khoa học có thành tích trong đăng ký SHTT và chuyển giao công nghệ. Tập trung xây dựng một số hình mẫu thành công trong đăng ký SHTT và chuyển giao công nghệ để tạo cảm hứng và truyền đạt kinh nghiệm cho cán bộ và người học.

-           Phát huy vai trò của hệ thống các phòng thí nghiệm (PTN) trọng điểm, PTN mục tiêu trong đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, tạo ra các sản phẩm có tiềm năng thương mại hóa cao. Các PTN này sẽ là đầu mối để thu hút đầu tư từ doanh nghiệp để phối hợp phát triển các sản phẩm mang thương hiệu chung, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội, đồng thời là nơi ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng.

-           Tích cực triển khai kế hoạch di chuyển lên cơ sở mới ở Hòa Lạc cùng với củng cố các cơ sở hiện có ở nội thành Hà Nội để đảm bảo cơ sở vật chất cho triển khai các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai, nhất là các hoạt động sản xuất thử nghiệm đòi hỏi quy mô diện tích lớn.

-           Tạo dựng và phát triển kênh tương tác chặt chẽ giữa ĐHQGHN và các đơn vị thành viên với thị trường nhằm: i) Quảng bá, giới thiệu tiềm lực KH&CN của đơn vị; ii) Lấy ý kiến phản hồi từ thị trường để hoàn thiện các sản phẩm đã có và định hướng các nghiên cứu mới; và iii) Thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp để phát triển sản phẩm.

-           Trong xây dựng và triển khai các đề tài NCKH, quán triệt quan điểm đăng ký SHTT không phải là đích đến mà là phương tiện để tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm KH&CN. Không coi việc đăng ký SHTT chỉ để đáp ứng yêu cầu về sản phẩm của đề tài mà coi đó là cơ sở để đóng góp cho xã hội và tạo nguồn thu cho nghiên cứu, từ đó có những đề xuất đề tài phù hợp hơn với nhu cầu của thực tiễn thị trường.

-           Nhằm gia tăng sự gắn kết giữa các nhà khoa học với đơn vị, tạo động lực cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và triển khai, cần xây dựng một cơ chế chia sẻ lợi ích hài hòa và theo đúng quy định của Nhà nước giữa các bên liên quan từ hoạt động chuyển giao công nghệ 1.

-           Trong một trường đại học định hướng nghiên cứu, vai trò của bộ phận chuyên trách về chuyển giao công nghệ (Technology Transfer Office - TTO) là hết sức quan trọng để nâng cao tác động của các kết quả nghiên cứu đối với xã hội và tạo nguồn thu cho ngân sách hoạt động. Vì vậy, trong thời gian tới, cần tăng cường vai trò hoạt động của Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp (CSK). Đồng thời, các đơn vị có tiềm lực mạnh về KH&CN nên xem xét thiết lập bộ phận chuyên trách về chuyển giao công nghệ, trước mắt có thể dưới dạng một bộ phận của Phòng Quản lý khoa học với sự hỗ trợ của Trung tâm CSK, trong tương lai có thể phát triển thành một đơn vị độc lập, tự hạch toán. Nhiệm vụ của bộ phận chuyển giao công nghệ là tăng cường sự phối hợp trong nghiên cứu; bảo vệ và khai thác các tài sản trí tuệ; nhận dạng các sản phẩm tiềm năng, đánh giá khả năng thương mại hóa; tư vấn, soạn thảo, ký kết và theo dõi các hợp đồng chuyển giao công nghệ; hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp; tạo kênh tương tác với thị trường;...

Chú thích mục 1. Mở đầu

1              Đảng Cộng sản Việt Nam, Dự̣ thả̉o các văn kiệ̂n trì̀nh Đạ̣i hộ̂i XIII của Đả̉ng, Hà Nội, 2/2020.

2              Đảng ủy ĐHQGHN, Dự̣ thả̉o Báo cáo chính trị̣ tạ̣i Đạ̣i hộ̂i Đạ̣i biểu Đả̉ng bộ̂ ĐHQGHN lần thứ́ VI, Hà Nội, 5/2020.

3              Đảng ủy Trường ĐHKHTN, Báo cáo chính trị̣ tạ̣i Đạ̣i hộ̂i Đạ̣i biểu Đả̉ng bộ̂ Trư̛ờng ĐHKHTN lần thứ́ XXVII, Hà Nội,6/2020.

4              Xem chi tiết:: www.reuters.com/innovative-universities-2019 và graphics.reuters.com/ AMERS-REUTERSRANKING-INNOVATIVE-UNIVERSITIES/ 0100B2JN1VY/index.html.

5.Năm 2020, ĐHQGHN nằm trong nhóm 201-250 trường đại học hàng đầu châu Á theo xếp hạng THE.

6.Morten T. Hansen and Julian Birkinshaw. The Innovation Value Chain, Harvard Bussiness Review, 6/2007.

7.Gong H, Nie L, Peng Y, Peng S, Liu Y (2020) The innovation value chain of patents: Breakthrough in the patent commercialization trap in Chinese universities. PLoS ONE 15(3):e0230805.

Chú thích mục 3.2.Đề xuất một số giải pháp

1              Ví dụ ở KU Leuven (Đại học đứng đầu châu Âu trong bảng xếp hạng về đổi mới - sáng tạo của Reuters), lợi nhuận từ chuyển giao công nghệ được phân chia như sau: KU Leuven - 8.5%, TTO - 8.5%, phần còn lại được chuyển cho đơn vị nghiên cứu để chi trả cho: cá nhân (tối đa 50%, tùy theo mức kinh phí thu được), mở rộng nhóm nghiên cứu, đầu tư cho đăng ký SHTT, doanh nghiệp khởi nghiệp (nguồn: Paul Van Dun, Technology Transfer @ KU Leuven, Hanoi, 2018).

 

 

 Hải Đăng
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ