Mục tiêu công dân số toàn cầu Lớp học được tổ chức cho sinh viên ngành Quản lý thông tin (IM) và Thông tin - Thư viện (LIS), với mong muốn của Ban chủ nhiệm Khoa là giúp sinh viên nâng cao kỹ năng mềm, kỹ năng số và kỹ năng kinh doanh. Chương trình sẽ trang bị cho sinh viên hành trang để sống, làm việc và thành công trong bối cảnh chuyển đổi số - một công dân số toàn cầu. Ngoài ra, Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0 còn giúp sinh viên khởi nghiệp tăng cường khả năng quản lý và phát triển doanh nghiệp, tăng hiệu quả kinh doanh trên môi trường số và tạo nhiều cơ hội làm việc mới cho xã hội. PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn - Phó hiệu trưởng đánh giá cao ý tưởng triển đào tạo kỹ năng số và tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất. Đặt kỳ vọng khóa học sẽ trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sinh viên có thể thích ứng với sự thay đổi không ngừng của công nghệ và giúp họ tự tin tham gia thị trường lao động toàn cầu đầy cạnh tranh. PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn – Phó hiệu trưởng phát biểu khai mạc khóa học Nội dung thiết thực cho sinh viên trong bối cảnh số Chương trình được thiết kế theo hướng trải nghiệm, trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bao gồm: Chủ đề 1: Kỹ năng kinh doanh - với các kỹ năng khởi nghiệp như khởi tạo doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu khách hàng, đưa doanh nghiệp vào hoạt động, chiến dịch quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, và vận hành doan nghiệp Chủ đề 2: Kỹ năng số căn bản - tập trung vào xây dựng một thương hiệu cho doanh nghiệp trong bối cảnh 4.0, triển khai các kênh truyền thông và lên kế hoạch tiếp thị số với 6 bước căn bản. Chủ đề 3: Kỹ năng số trung cấp - hướng dẫn xây dựng website chất lượng, tạo hiện diện của doanh nghiệp trên Google, xây dựng chiến lược truyền thông trên mạng xã hội, cách viết nội dung thu hút trên mạng xã hội. Chủ đề 4: Kỹ năng số nâng cao – sinh viên được học cách tiếp thị hiệu quả trên Youtube, đo lường mức độ thành công trực tuyến, sử dụng dữ liệu để thúc đẩy tăng trưởng, hành trình trải nghiệp của khách hàng và các kênh Omni. Chủ đề 5: Phụ nữ có thể - chỉ rõ cơ hội và thách thức của phụ nữ thời CMCN 4.0, và những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo trong bối cảnh toàn cầu hóa. Chủ đề 6: Các kỹ năng mềm – trang bị cho sinh viên các kỹ năng thể hiện bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày trước đám đông, sử dụng các công cụ miễn phí để phục vụ cho công việc hàng này. Khóa học đầu tiên về khởi nghiệp của hơn 200 sinh viên khoa Thông tin – Thư viện. Kỳ vọng từ chương trình Lớp học được mở ra với kỳ vọng đem đến tinh thần khởi nghiệp cho các bạn sinh viên, cơ hội được giao lưu với các doanh nghiệp cùng với những nguồn cảm hứng, chia sẻ kinh nghiệm từ những vị CEO trực tiếp giảng dạy. Ban chủ nhiệm Khoa cùng VINADES hi vọng thông qua khóa học, sinh viên ngành IM và LIS sẽ trở thành những nguồn nhân lực quan trọng với các doanh nghiệp, tạo cơ hội việc làm phù hợp với đặc điểm của ngành học. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp CEO Tập đoàn Revo, diễn giả của lớp học khởi nghiệp Sau những buổi học đầu tiên, sự hứng thú và phấn khởi không những lan tỏa với các bạn sinh viên hai ngành này, mà nó còn tác động mạnh đến toàn thể sinh viên USSH. Rất nhiều những câu hỏi, thắc mắc làm sao để tham gia lớp học, tham gia ở đâu, lúc nào hay làm thế nào để tổ chức riêng cho lớp học của mình được gửi đến BTC chương trình. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng đối với Nhà trường, tinh thần khởi nghiệp, mong muốn học hỏi trong thời đại 4.0 của các bạn sinh viên được thể hiện mạnh mẽ. Đối với chương trình Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0, điều này sẽ càng thúc đẩy chương trình tập trung nhiều vào đối tượng sinh viên, đem các khóa đào tạo đến sinh viên trong toàn Đại học Quốc gia Hà Nội. |