Buổi lễ có sự tham dự của đại diện Văn phòng Chủ tịch Nước CHXHCNVN; Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng, các Ban chức năng, các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN; các thế hệ nhà giáo, nhà khoa học, sinh viên, học viên của Nhà trường. Cách đây 75 năm, Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 45 thành lập Ban Đại học Văn khoa - 1 trong 5 ban thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam và cũng là tiền thân của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ngày 5/6/1956, Chính phủ Việt Nam ra Quyết định số 2183 thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trên cơ sở các trường tiền thân (Đại học Khoa học, Đại học Văn khoa, Đại học Khoa học cơ bản, Dự bị Đại học Liên khu IV), trở thành trường đại học khoa học cơ bản đầu tiên (khoa học tự nhiên - khoa học xã hội và nhân văn) tại miền Bắc Việt Nam ngay sau khi hòa bình được lập lại. Tháng 9/1995, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính thức được thành lập trên cơ sở tổ xắp xếp và tổ chức lại các khoa, ngành khoa học xã hội và nhân văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trở thành đơn vị thành viên nằm trong Đại học Quốc gia Hà Nội. Lễ kỷ niệm 75 năm truyền thống, 25 năm thành lập Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN Trải qua 75 năm phát triển, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng bằng sự đoàn kết, tinh thần dấn thân, Nhà trường đã ngày càng phát triển lớn mạnh, khẳng định được vị thế và đóng góp to lớn cho nền khoa học và giáo dục Việt Nam, hướng đến trở thành đại học nghiên cứu tiên tiến của khu vực và thế giới. Phát biểu tại buổi lễ, Phó hiệu trưởng phụ trách GS.TS. Hoàng Anh Tuấn khẳng định, một phần tư thế kỷ xây dựng, phát triển, đồng hành cùng sự đổi mới và hội nhập của đất nước Trường nhanh chóng vượt qua tất cả thử thách của những ngày đầu thành lập (từ tên trường mới còn có phần “lạ lẫm” với cộng đồng giáo dục trong và ngoài nước, cơ cấu tổ chức còn “đơn sơ”, cơ sở vật chất “giật gấu vá vai”, đội ngũ nhân lực còn mỏng…), Trường ĐHKHXH&NV đã vươn lên mạnh mẽ, sớm khẳng định được vị thế của mình không chỉ trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, mà cả trong mạng lưới các trường đại học quốc tế, trở thành một địa chỉ đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ khoa học & tư vấn chính sách quan trọng, có đóng góp thiết thực vào sự khẳng định uy tín và vị thế cao của ĐHQGHN trong bảng xếp hạng thế giới hôm nay. Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐHKHXH&NV,GS.TS Hoàng Anh Tuấn GS.TS. Hoàng Anh Tuấn tự hào khi nhìn lại chặng đường ba phần tư thế kỷ hình thành, một phần tư thế kỷ kiên trì xây dựng, liên tục đổi mới, và dấn thân hội nhập là cảm xúc thiêng liêng & niềm tự hào của cán bộ và sinh viên toàn trường. Trong hành trình đổi mới và hội nhập đầy gian khó sắp tới, “tinh thần đoàn kết và tính nhân văn” sẽ luôn luôn là những hằng số bất biến trong sự chuyển đổi và thích ứng với sự thay đổi của thế giới. Các thế hệ Lãnh đạo của Nhà trường Là đơn vị đào tạo, nghiên cứu hàng đầu về KHXH&NV của đất nước, Trường ĐHKHXH&NV luôn xác định nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao. Với đội ngũ 530 cán bộ viên chức Nhà trường ngày càng chất lượng: 70% là tiến sỹ, 28% là GS/PGS; hệ thống quản trị đại học đang hoàn thiện theo hướng hiện đại và hội nhập. Công tác đào tạo trong những năm gần đây, Trường ĐHKHXH&NV luôn luôn là đơn vị dẫn đầu trong ĐHQGHN về chỉ tiêu tuyển sinh đại học; ấn tượng hơn, Nhà trường đóng góp gần 30% chỉ tiêu tuyển sinh thạc sỹ và gần 50% chỉ tiêu tiến sỹ cho ĐHQGHN. Công tác nghiên cứu khoa học của Trường đã có sự sự bứt phá khi số lượng công trình khoa học tăng trưởng ổn định qua từng năm: bên cạnh khoảng 500 công trình khoa học quốc gia mỗi năm, số lượng bài báo, chương sách và sách quốc tế của riêng năm học 2019/2020 vừa qua đã tiệm cận ngưỡng 130 bài. Tính hiện đại và hội nhập của cán bộ và sinh viên Nhà trường trên một nền tảng truyền thống - nhân văn vốn đã thành thương hiệu giá trị; xã hội đã thực sự ngỡ ngàng về một cộng đồng Nhân văn vừa rất truyền thống – vừa rất hiện đại, bứt phá rất nhanh và mạnh trong ứng dụng công nghệ dạy - học hiện đại để đối phó với khó khăn của nền giáo dục trong hoàn cảnh dịch bệnh covid-19; các phương pháp mới ứng dụng công nghệ hiện đại đang được cán bộ và sinh viên sử dụng ngày càng nhiều trong dạy - học và nghiên cứu khoa học; Gửi lời Chúc mừng và ghi nhận những kết quả lớn mà trường ĐHKHXH&NV đã đạt được trong thời gian vừa qua, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Trường ĐHKHXH&NV từ khởi nguồn sâu xa, từ truyền thống 75 năm và lịch sử 25 đã và đang tạo dựng nên một giá trị, đó là giá trị nhân văn. Bằng KHXHNV và tấm lòng, cán bộ và sinh viên đã xây dựng nên truyền thống tốt đẹp ấy. Hay nói cách khác, truyền thống ấy được xây dựng vững chắc bằng học thuật của chính lĩnh vực này và bằng tình cảm, bằng cả trí và tâm. Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn Giám đốc ĐHQGHN đề nghị, để nối tiếp truyền thống vẻ vang, Trường ĐHKHXH&NV cần đề xuất thêm nhiều chương trình KHCN lớn, mới và dài hạn, lấy nghiên cứu cơ bản sâu, độc đáo, nghiên cứu khảo sát thực tế để phát triển các hoạt động nghiên cứu và đào tạo. Cần thực hiện một công cuộc chuyển đổi số thực sự trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo KHXHNV, triển khai sâu rộng “nhân văn số”. Làm tốt công việc tư vấn chính sách và thực hiện tốt các nhiệm vụ KHCN đang được giao. Trong năm vừa qua tập thể nhà trường các đơn vị cá nhân đã được Đảng và Nhà nước, Bộ giáo dục và Đào tạo, ĐHQGHN ghi nhận và trao tặng nhiều danh hiệu cao quý Trường ĐHKHXH&NV nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Giám đốc ĐHQGHN trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh Cũng nhân dịp này, ban tổ chức Cuộc thi "Ấn tượng Nhân văn" đã trao giải cho công đoàn các đơn vị đã tích cực hưởng ứng Cuộc thi Ấn tượng Nhân văn góp phần gìn gữ và phát huy những giá trị cốt lõi của Văn Khoa - Tổng hợp - Nhân văn. Một số hình ảnh tại buổi lễ:
>>> Các tin bài liên quan: - Khoa học xã hội và nhân văn đóng góp cho chất lượng của sự phát triển - Khẳng định uy tín, vị thế trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn - Phát huy truyền thống, đổi mới toàn diện với mục tiêu phát triển thành trường đại học nghiên cứu tiên tiến trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn |