Diễn giả tham gia sự kiện là GS.TS Furuta Motoo – Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật, ĐHQGHN – người đã dành nửa thế kỷ để nghiên cứu về các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ tầm nhìn sâu rộng của một nhà Sử học, Khu vực học (Việt Nam học), GS. Furuta đã đưa người nghe từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi ông chia sẻ đã luôn ghi nhớ một đoạn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt 50 năm qua và đọc ngay buổi Tọa đàm, cũng như đưa ra những kiến giải mới mẻ, đầy tính thuyết phục về Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều mà các học giả trong nước không dễ nhận ra. www.pureintime.net GS.TS Furuta Motoo - Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật (giữa) và TS. Nguyễn Quang Liệu - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (phải) tham gia tọa đàm Theo GS. Furuta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong số ít những “vị anh hùng kiệt xuất hoàn hảo” của châu Á bởi có tầm ảnh hưởng không chỉ lúc sinh thời mà cả sau khi mất đi. GS. Furuta chỉ ra rằng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự coi trọng tính dân tộc và tinh thần cởi mở với thế giới, đây chính là chìa khóa hữu hiệu để Việt Nam có thể hòa nhập với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Theo ông, ý nghĩa mang tính hiện đại lớn lao này của Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ nên phát huy trong khuôn khổ lãnh thổ Việt Nam mà cần quảng bá ra thế giới bởi tính phổ biến của nó. Cũng trong buổi nói chuyện, GS. Furuta Motoo đã kiến giải về sự hình thành thuật ngữ “Tư tưởng Hồ Chí Minh” tại Việt Nam. Theo ông, thuật ngữ này chính là “nguồn gốc và sản phẩm của công cuộc Đổi mới” ở Việt Nam, điều mà không phải người Việt Nam nào cũng hiểu và nhận ra. Chính Tư tưởng Hồ Chí Minh đã là những gợi ý mang tính cốt yếu cho đường lối Đổi mới và ngược lại, thực tiễn công cuộc Đổi mới đã bồi đắp, khắc sâu thêm những hiểu biết, nhận thức về Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tọa đàm được tổ chức trực tuyến trên nền tảng Zoom Meeting Từ sự khẳng định ý nghĩa trọng đại của Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Việt Nam hiện nay và trong tương lai, GS. TS Furuta Motoo mong muốn thế hệ trẻ của Việt Nam hiểu đúng và hấp thu Tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là sự kết tinh trí tuệ dân tộc để có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam, đưa Việt Nam ra với thế giới. Để làm điều đó, với trách nhiệm của một học giả, GS. TS Furuta chia sẻ sẽ nỗ lực nghiên cứu để chỉ ra ý nghĩa mang tính hiện đại của Tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Với trí tuệ và tâm huyết của một nhà Sử học, Việt Nam học, GS. TS Furuta Motoo không chỉ đưa ra những kiến giải mới mẻ, sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh và còn có những gợi ý mang tính thực tiễn cao trong việc giáo dục nhận thức của giới trẻ nói riêng và đường hướng phát triển của Việt Nam trong tương lai nói chung. Đây chính là đóng góp quý giá của một nhà nghiên cứu người nước ngoài đối với Việt Nam. Hy vọng, nghiên cứu này của GS. Furuta sẽ mở ra bước ngoặt lớn, tạo cảm hứng cho những nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam và trên thế giới từ nay về sau. Đồng hành cùng sự kiện còn có PGS.TS Nguyễn Quang Liệu, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN). Với bề dày kinh nghiệm nghiên cứu về Sử học, về Tư tưởng Hồ Chí Minh, 2 vị khách mời đã thảo luận, trao đổi sôi nổi về chủ đề. Trong vòng 2h30p, diễn giả đã trả lời 22 câu hỏi trong số gần 40 câu hỏi của người tham dự được gửi đến, cho thấy sự quan tâm rất lớn của các học giả về chủ đề của buổi Tọa đàm. Phó Giám đốc thường trực ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải (giữa) chụp ảnh lưu niệm cùng các diễn giả và thành viên Ban điều hành CLB Nhà khoa học Sự kiện VSL-TALK 11 diễn ra trong không khí của ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam (18/5) và cũng là dịp chào mừng 131 năm ngày sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2021). Sự kiện do CLB Nhà Khoa học ĐHQGHN chủ trì và các đơn vị: Viện Quốc tế Pháp ngữ, Trường ĐH Việt Nhật và Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đồng phối hợp tổ chức. |