TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin tức chung 15:33:31 Ngày 05/12/2023 GMT+7
Quản trị gian lận tài chính hiệu quả trong doanh nghiệp
Ngày 2/12/2023, trong khuôn khổ chương trình hợp tác toàn diện giữa hai Hiệp hội HBA, VACOD và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chương trình “Bữa sáng Doanh nhân” với sự tham gia của diễn giả - MBA Đỗ Tiến Vượng, Phó chủ tịch Viện Đào tạo và Chuyển giao công nghệ V-Connect; Founder and CEOCFC Vietnam; Chuyên gia đào tạo của Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp, ĐQHGHN.

Chia sẻ tại chương trình, MBA Đỗ Tiến Vượng đặt câu hỏi, tại sao các nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp sẵn sàng chọn đầu tư vào những cơ hội dù lý trí thấy cơ hội đó có lợi nhuận phi lý? Tuy nhiên ông cũng đưa ngay ra lý giải bởi lý thuyết “Kẻ ngốc hơn”.

MBA Đỗ Tiến Vượng, Phó chủ tịch Viện Đào tạo và Chuyển giao công nghệ V-Connect; Founder, CEO của CFC Vietnam; Chuyên gia đào tạo của Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội

Các diễn giả cũng đã chia sẻ về các giải pháp khắc phục như cắt lỗ, tái cân bằng danh mục đầu tư và định cỡ vị thế.

Chủ đề “Quản trị gian lận tài chính kinh doanh”, MBA Đỗ Tiến Vượng đã đi từ những nghiên cứu điển hình đặc trưng để nhìn ra những phương thức gian lận tài chính trong doanh nghiệp, dựa trên những dấu hiệu như cơ cấu sở hữu phức tạp, sở hữu chéo, SPV; lợi nhuận vượt trội trong lĩnh vực hoạt động thông thường hay dòng tiền từ hoạt động kinh doanh liên tục âm, được bù đắp bằng dòng tiền từ hoạt động tài chính (tăng vốn) hoặc hay thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Ông Đỗ Tiến Vượng cũng phân tích chuyên sâu về các phương pháp gian lận mà nhiều doanh nghiệp đã áp dụng như: Sử dụng hệ thống 2 sổ như Công ty Nhật Cường, Alumium Vietnam, người khổng lồ ngành năng lượng ENRON với doanh thu lên tới 100 tỷ USD đã sụp đổ khi bị phát hiện sử dụng SPV nhằm loại bỏ được các khoản nợ hàng trăm triệu USD khỏi sổ sách. Việt Nam đang rúng động bởi vụ án Vạn Thịnh Phát, mà công cụ được sử dụng là SPV để xây dựng “hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát” với hơn 1.000 doanh nghiệp, chia thành 4 nhóm chính có mối quan hệ chặt chẽ, bao gồm: nhóm định chế tài chính, nhóm các công ty hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhóm các công ty “ma” tại Việt Nam và mạng lưới công ty ở nước ngoài. Vạn Thịnh Phát đã dùng SPV để chạy dòng tiền và doanh thu nhằm chiếm đoạt lượng tài sản khổng lồ.

Hay câu chuyện của công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Ấn Độ là Satyam, bằng cách thức đẩy giá rồi bán chui cổ phần, chi 3 triệu USD "thanh toán lương" cho những người không tồn tại (thực tế là trả cho HĐQT) khiến cho Satyam sụp đổ. Điều đó khiến Satyam trở thành vụ gian lận lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp Ấn Độ…

Toàn cảnh chương trình

Chủ tịch VACOD và HBA, TS. Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, với vấn đề gian lận trong tài chính, chúng ta đã nhìn thấy đâu đó trong từng doanh nghiệp. Một là chúng ta bị đối tác, đối thủ, người cung cấp, khách hàng gian lận và thứ hai chính chúng ta cũng có gian lận. Trong hoạt động kinh doanh có những gian lận cố ý nhưng cũng có những gian lận vô ý. Đó là những câu chuyện không thể tránh khỏi. Đôi khi người ta chỉ nghĩ đó là sự chưa trung thực trong kinh doanh chứ không hẳn là gian lận.

Chủ tịch VACOD và HBA cũng đưa ra một thực tế: “Có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư ngay trong lúc đầu tư ban đầu đã xây dựng chiến lược, sách lược về gian lận. Cái này gần như ai cũng biết nhưng trong chừng mực nào đó có thể chấp nhận được. Điều này không chỉ diễn ra ở nước ngoài mà tại Việt Nam cũng có một số doanh nghiệp đã đi theo con đường này như Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh, FLC… Những doanh nghiệp đã tạo nên những “vụ nổ” về gian lận đứng hàng đầu thế giới”.

Với thực tế đó, TS. Nguyễn Hồng Sơn mong các doanh nghiệp rút kinh nghiệm, phát hiện nhanh những đối tác, đối thủ đang gian lận thương mại để không biến thành “kẻ ngốc” đối với họ.

 

TS. Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội - HBA và Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam – VACOD phát biểu tại Chương trình

Thông qua bữa sáng doanh nhân, đại biểu đại diện cho doanh nghiệp, trường học có cái nhìn tổng quan về những trường hợp về gian lận tài chính được nêu ra đã giúp các doanh nghiệp có được góc nhìn trong quản trị gian lận khi hoạt động kinh doanh và đầu tư.


 Thanh Bình - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ