TIN TỨC & SỰ KIỆN
Công nghiệp 4.0: Từ chương trình đến hành động
Tọa đàm Việt Nam – Australia về Hợp tác thúc đẩy Công nghiệp 4.0 với chủ đề “Từ chương trình đến hành động” do Đại học RMIT phối hợp cùng Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (VISTI) đồng tổ chức ngày 08/12/2021.

 

Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn dự và chủ trì một phiên thảo luận bằng hình thức trực tuyến.

Tọa đàm lần này cũng là sự kiện nhằm chia sẻ kinh nghiệm và quy trình về việc hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp; tìm hiểu các cơ hội hợp tác với Chính phủ và các doanh nghiệp để đẩy mạnh việc chuyển đổi Công nghiệp 4.0, tập trung vào ưu tiên chiến lược đẩy mạnh phát triển công nghiệp đang diễn ra hiện nay tại Việt nam và sự sẵn sàng cho nguồn nhân lực và sự chuyển đổi để hỗ trợ cho Công nghiệp 4.0.

Từ các thông tin tại tọa đàm, các cơ sở giáo dục đại học sẽ có thêm cơ sở để định hướng chiến lược, phát triển hướng đến mở rộng và sâu hơn các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho Công nghiệp 4.0.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy nhấn mạnh, với sự tham gia của ĐHQGHN, là một trong những đại học mạnh nhất Việt Nam về khoa học công nghệ và đặc biệt là công nghiệp 4.0, sẽ có thể phối hợp cùng với Đại học RMIT tạo ra nhiều mạng lưới kết nối giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các trường đại học trong tương lai.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bùi Thế Duy đã chia sẻ tầm nhìn và định hướng của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong thích ứng với xu thế công nghiệp 4.0. Theo đó Thứ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác công - tư nhằm thúc đẩy thương mại hóa, đưa các kết quả nghiên cứu vào cuộc sống. Trong đó ứng dụng công nghệ phải song song với phát triển chính sách và khuôn khổ pháp lý theo hướng tạo điều kiện phát triển, ứng dụng những công nghệ này. Đồng thời phải chuyển đổi số sâu và rộng, trong đó yếu tố con người là trọng tâm của công cuộc chuyển đổi. Thứ trưởng Bùi Thế Duy cũng nhận định, các doanh nghiệp và trường đại học phải tăng cường hợp tác hơn nữa, qua đó đưa ra những giải pháp cho công nghiệp 4.0. Ông cũng khuyến khích các doanh nghiệp, trường đại học Việt Nam và Australia có thể tận dụng các nguồn tài trợ từ Chính phủ để phục vụ nghiên cứu, phát triển học thuật và đổi mới sáng tạo.

TS. Lê Quang Tú, Phó giám đốc tại Trung tâm chứng thực chữ kí quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông

Các chuyên gia Australia cho rằng việc xây dựng kỹ năng mới và chuyển đổi lực lượng lao động là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển Công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, đồng thời, chia sẻ về kinh nghiệm của Australia trong việc chuyển đổi kỹ thuật số và hợp tác nghiên cứu với doanh nghiệp trong các lĩnh vực phù hợp của công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo công nghiệp, internet vạn vật, blockchain, điện toán đám mây, in 3D, an ninh mạng.

Tại phiên thảo luận do PGS.TS. Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc ĐHQGHN và GS. Aleks Subic, Phó giám đốc phụ trách Đổi mới kỹ thuật số, Đại học RMIT chủ trì, các chuyên gia của hai nước đã cùng trao đổi, bàn luận về phương thức và lộ trình Việt Nam đang thực hiện đẩy mạnh các nền tảng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số Công nghiệp trong nền kinh tế và trong khu vực công; các cơ hội hợp tác cho các nước với Việt Nam trong việc thúc đẩy Công nghiệp 4.0; cách thức hợp tác để phát triển các kỹ năng và lực lượng lao động mới cho Công nghiệp 4.0; những điều cần làm để đẩy nhanh chuyển đổi số tại Việt Nam.

>>> Các tin liên quan:

- Đào tạo các ngành công nghệ - kỹ thuật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 – cơ hội và giải pháp

- Hướng nghiệp và việc làm trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0

- Đổi mới để đáp ứng nền giáo dục 4.0

- Cách mạng 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với cải cách hệ thống pháp luật Việt Nam

 Lê Nam - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ