Tham dự có đại diện lãnh đạo các ban chức năng ĐHQGHN, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Công nghệ, Viện Công nghệ Thông tin và Trường Quốc tế.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn đánh giá cao kết quả hợp tác giữa ĐHQGHN với ĐH Công nghệ Sydney về triển khai chương trình hợp tác đào tạo tiến sĩ (đồng hướng dẫn), trong đó các nghiên cứu sinh của Trường ĐH Công nghệ có cơ hội sang làm việc và học tập tại UTS trong thời gian 01 năm. Ông mong rằng, mô hình hợp tác giữa hai bên với điểm nhấn là Trung tâm hợp tác nghiên cứu sẽ được mở rộng đối với các trường đại học thành viên và viện nghiên cứu trực thuộc ĐHQGHN. Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn khẳng định, ĐHQGHN có những chính sách hỗ trợ tương ứng nhằm phát triển mạnh mẽ hơn nữa sự hợp tác giữa ĐH Công nghệ Sydney và ĐHQGHN trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Một số hợp tác giữa ĐHQGHN và UTS: Trong những năm qua, UTS đã hợp tác hiệu quả với Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN và triển khai tốt chương trình hợp tác đào tạo tiến sĩ (đồng hướng dẫn), trong đó các nghiên cứu sinh của UET có cơ hội sang làm việc và học tập tại UTS trong thời gian 1 năm. Toàn bộ kinh phí cho triển khai chương trình hợp tác này do phía Úc hỗ trợ. Để triển khai hợp tác giữa hai bên, Trường Đại học Công nghệ và UTS đã thành lập Trung tâm hợp tác nghiên cứu giữa hai bên (Trung tâm) vào ngày 15 tháng 3 năm 2017, Mô hình hợp tác này là điểm nhấn trong hợp tác giữa hai bên. Thông qua Trung tâm, hai bên đã triển khai một số hợp tác cụ thể như sau: - Đào tạo 12 tiến sĩ; - Công trình của 3 tiến sĩ được hỗ trợ thông qua các dự án; - Có 20 bài báo quốc tế đã được đăng và 22 bài trình bày tại các Hội thảo quốc tế uy tín; - Tổ chức 02 hoạt động nghiên cứu (research school). |
Các tin liên quan:
VNU – UET và Trường ĐH Công nghệ Sydney phối hợp tổ chức Trường nghiên cứu RS2017
- Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác giữa UTS và VNU - UET
- Nghiên cứu sinh của Trường ĐH Công nghệ với cơ hội học bổng hơn 2,1 tỷ