TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:09:46 Ngày 15/09/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Phan Thị Thu Thủy
Tên đề tài: Nghiên cứu văn bản quản lý hành chính nhà nước cấp trung ương từ quan hệ liên nhân và chức năng tác động

1. Họ và tên NCS: Phan Thị Thu Thủy                             2. Giới tính : Nữ

3.Ngày sinh: 20/7/1971                                                  3. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh theo Quyết định số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

6.Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu văn bản quản lý hành chính  nhà nước cấp trung ương từ  quan hệ liên nhân và chức năng tác động

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                                    9. Mã số : 62 22 02 40

10.Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Đức Nghiệu

11. Tóm tắt kết quả mới của luận án:

Luận án đóng góp một phần vào việc làm sáng tỏ những đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn nghị định thông tư;

Nhận diện loại hình diễn ngôn nghị định thông tư về mặt ngôn ngữ và ngôn ngữ học, nhận diện đánh giá những đặc điểm quan hệ liên nhân, chức năng tác động của diễn ngôn nghị định, thông tư; 

Luận án cũng chỉ rõ những phương tiện ngôn ngữ thực hiện quan hệ liên nhân, thực hiện chức năng tác động của diễn ngôn nghị định, thông tư;

Luận án cũng cung cấp thông tin, tư liệu làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn phân tích diễn ngôn.

Kết quả nghiên cứu của luận án đề ra các giải pháp giúp cho việc hiểu về ngôn ngữ sử dụng trong nghị định thông tư, giúp cho người xây dựng văn bản sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác. Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho cho môn học tiếng Việt và Giao tiếp Hành chính, Kỹ năng xây dựng và ban hành văn bản QLNN trong các các cơ sở giao dục về QLNN.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn :

Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng trong công tác xây dựng văn bản qui phạm pháp luật nói chung và xây dựng nghị định thông tư nói riêng. 

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu văn bản quản lý nhà nước dưới góc độ tiếp cận ngôn ngữ học còn nhiều khoảng trống. Hệ thống văn bản QLNN gồm nhiều loại văn bản, mỗi loại văn bản QLNN có một vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Chính vì vậy các đặc điểm về ngôn ngữ của từng loại cũng khác nhau. Việc nghiên cứu ngôn ngữ văn bản QLNN góp phần giúp cho hoạt động quản lý nâng cao chất lượng đạt được các mục tiêu của nhà nước. Chúng tôi hy vọng  sẽ có nhiều hơn các  công trình nghiên cứu về lĩnh vực này.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1. Phan Thị  Thu Thủy (2019), “Một số văn bản QLHCNN dưới góc nhìn của lý thuyết lập luận” , Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống ( 2), tr 23-28.

2. Phan Thị  Thu Thủy (2019), “Văn bản QLNN từ góc độ tiếp cận của lý thuyết hành vi ngôn ngữ (hành động ngôn từ )”, Tạp chí từ điển học và bách khoa thư (1), tr 124-128.

3. Phan Thị  Thu Thủy (2019), “Thực trạng kỹ năng giao tiếp ứng xử của công chức làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn TP. Hà Nội”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay ( 10), tr 106-108.

 Vân Anh
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ