1. Họ và tên: Đỗ Thị Hải 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 8/8/1978 4. Nơi sinh: Nam Định 5. Quyết định công nhận Nghiên cứu sinh số: 3253/2016/QĐ-XHNV, ngày 30 / 9 2016 của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo Tên đề tài cũ: Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho Việt Nam từ năm 1992 đến nay và một số kiến nghị chính sách. Tên đề tài mới: Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2016. Đã gia hạn từ đến tháng 9 năm 2019 đến tháng 9 năm 2021, có QĐ trả về cơ quan công tác và làm Đơn xin quay trở lại trường bảo vệ. 7. Tên đề tài luận án: Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2016. 8. Chuyên ngành: Quốc tế học 9. Mã số: 62 31 02 06 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Hiền và PGS.TS Trần Thị Lan Hương. 11. Tóm tắt kết quả mới của luận án: - Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ODA của Nhật Bản cho Việt Nam. - Phân tích thực trạng viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản tại Việt Nam giai đoạn 1992 - 2016 trên cơ sở làm rõ chính sách ODA của Nhật Bản cho Việt Nam và thực tiễn quá trình triển khai ODA của Nhật Bản tại Việt Nam; đồng thời đánh giá hiệu quả, vai trò của ODA Nhật Bản đối với việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản trong giai đoạn này. - Chỉ ra những đặc điểm của ODA Nhật Bản cho Việt Nam giai đoạn 1992 - 2016, đánh giá triển vọng và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ODA Nhật Bản trong quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án khái quát hóa toàn bộ quá trình thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản cho Việt Nam giai đoạn 1992-2016 trên cơ sở phân tích các chính sách và việc thực hiện chính sách của hai bên trong quá trình này. Kết quả nghiên cứu và tư liệu thu thập được có thể dùng làm tài liệu tham khảo về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực ODA nói riêng và quan hệ hợp tác, hữu nghị của hai nước nói chung đối với sinh viên, học viên cao học ngành Lịch sử, Quốc tế học, Đông phương học... của trong và ngoài trường cũng như đối với những người hoạt động liêu quan đến lĩnh vực quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: ODA của Nhật Bản cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án Đỗ Thị Hải (2019), “Chính sách ODA của Nhật Bản đối với một số khu vực trên thế giới”, Tạp chí Công thương (3), tr. 42 - 46. Đỗ Thị Hải (2019), “Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản cho Việt Nam”, Tạp chí Công thương (2), tr. 141 - 145. Đỗ Thị Hải (2020), “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn ODA trong giao thông đường bộ”, Tạp chí Công thương (13), tr. 84 - 87. Đỗ Thị Hải 2021, “Attracting Japanese Offcial Development Assistance for Road Trafic in Viet Nam”, 2nd Internnational Conference on Bussiness, Education, Engineering, Health, Inter-Disciplinary, Management, Social, Science & Humanities and Technology 2021 (6), pp.1 - 14. Đỗ Thị Hải (2021), “The Relationship between Japan’s ODA and FDI to Viet Nam in the new context”, FDI toàn cầu và ứng biến của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (10), pp. 648 - 659. Đỗ Thị Hải (2021), “ODA của Nhật Bản cho việc thúc đẩy tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ VI - Việt Nam chủ động hội nhập và Phát triển bền vững (10), pp. 345. |