Vũ Hải Hà là cựu sinh viên lớp 031E1, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN và hiện nay là giảng viên trẻ Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh - Mỹ, Trường ĐH Ngoại ngữ.
PV: Chúc mừng bạn với giải thưởng đã đạt được, cảm xúc của bạn như thế nào?
Vũ Hải Hà: Đây là giải thưởng NCKH lớn nhất mà tôi từng đạt được trong đời sinh viên. Tất nhiên tôi rất tự hào và sung sướng. Nhưng cũng tự nhận thấy cần phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với giải thưởng và niềm vinh dự này.
Qua đây, tôi muốn gửi lời biết ơn đến các thầy cô giáo, hai bạn cùng thực hiện nghiên cứu với tôi là Chu Thu Thảo và Phạm Thu Liên, gia đình thân yêu, những người dân và các em bé dân tộc thiểu số thân thiện và hiếu khách ở Sapa. Với tư cách là một giảng viên trẻ của Trường ĐH Ngoại ngữ, tôi cũng muốn chia sẻ thành công này với các bạn sinh viên. Không dám đưa mình ra làm tấm gương, nhưng tôi chỉ muốn sẻ chia với các bạn lòng nhiệt tình say mê nghiên cứu khoa học và bài học “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
![]() |
Ảnh: Ngọc Đỗ |
PV: Bạn có thể giới thiệu về đề tài?
Vũ Hải Hà: Xuất phát từ thực tế:Sự phát triển của ngành du lịch ở Sapa đã làm nảy sinh nhu cầu tiếp thu kỹ năng nói tiếng Anh của trẻ em dân tộc thiểu số trong vùng. Nhằm tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng xã hội này dưới con mắt của các nhà sư phạm, nhóm tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài, nhằm lý giải nguyên nhân cũng như các nguồn học tiếng của các em, đánh giá khách quan kỹ năng nói tiếng Anh của các em, rút ra những bài học sư phạm cho việc dạy và học kỹ năng nói cho trẻ em các vùng miền khác ở Việt Nam. Để thực hiện được những mục tiêu đó, nhóm đã tiến hành phỏng vấn 13 em trong vùng, rồi sau đó cụ thể hoá câu trả lời của các em thông qua hình thức phỏng vấn những người dân địa phương và những du khách nói tiếng Anh ở Sapa. Cuối cùng, qua các bản câu hỏi điều tra, chúng tôi đã lấy được ý kiến đánh giá của những giáo viên dạy tiếng Anh ở Hà Nội về kỹ năng nói của các em. Từ việc phân tích những số liệu và kết quả thu thập được kể trên, chúng tôi đã đi đến kết luận: Trẻ em trong vùng học tiếng Anh vì những động cơ bên ngoài và động cơ bên trong. Tuy các em nói tiếng Anh rất trôi chảy nhưng độ chính xác thì chỉ ở mức trung bình. Từ những ưu và nhược điểm của cách tiếp thu kỹ năng nói này, chúng tôi nhận thấy rõ nét hơn tầm quan trọng của yếu tố tự tin trong giao tiếp, sự tiếp xúc với môi trường tiếng và sự cân bằng tương đối giữa hai yếu tố “chính xác” và “trôi chảy” trong quá trình dạy kỹ năng nói cho trẻ em ở những vùng miền khác của Việt Nam.
PV: Với đề tài, bạn tâm đắc nhất điều gì?
![]() |
PV: Khi thực hiện đề tài, nhóm bạn có gặp khó khăn gì không?
![]() |
PV: Vậy các bạn đã phân bố thời gian như thế nào cho các công đoạn thực hiện đề tài?
Vũ Hải Hà: Ý thức được thời gian là một trong những rào cản khó khăn nhất, dưới sự hướng dẫn của các cô giáo, ngay từ đầu chúng tôi đã lập một lịch trình làm việc nghiêm túc và thực hiện theo phương pháp “cuốn chiếu”, tức là chia nhỏ các giai đoạn nghiên cứu và làm đến đâu thì chính sửa và thống nhất đến đấy. Tuần đầu, chúng tôi chọn đề tài, viết câu hỏi nghiên cứu. Một tuần sau, viết đề xuất nghiên cứu. Sau khi được góp ý và chỉnh sửa, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài trong tháng đầu tiên, viết phần giới thiệu và tìm hiểu kỹ các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài. Tháng sau đó, chúng tôi lên Sapa để tiến hành thu thập dự liệu trước khi tổng kết và phân tích dữ liệu thu được. Bước tiếp theo là thu thập ý kiến của giáo viên tại Hà Nội. Cùng lúc đó bắt tay vào viết phần phân tích và trình bày dữ liệu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Những tháng cuối cùng là giai đoạn “nước rút” với các công đoạn còn lại như viết phần kết luận, tóm tắt đề tài và nghiệm thu đề tài nghiên cứu ở lớp, khoa và trường.
PV: Hướng phát triển của đề tài?
![]() |
PV: Khi tác giả của đề tài NCKH là cá nhân và nhóm thì có sự khác biệt gì?
Vũ Hải Hà: Điểm khác biệt lớn nhất là tính tương tác trong công việc. Nếu biết điều hành công việc nhóm tốt, thì sự tương tác ấy sẽ là hợp tác. Khi đó, không những sức nặng của công việc sẽ được chia đều cho số đầu người mà những ý tưởng và ưu điểm của mỗi cá nhân sẽ bù đắp, bổ sung cho những khiếm khuyết của người khác - điều này làm NCKH cá nhân không có được. Tuy nhiên, nếu không biết điều hành công việc nhóm thì công việc sẽ dồn cả vào chỉ một hai cá nhân. Sự tương tác sẽ trở thành sự kìm hãm, khiến công việc của nhóm sẽ bị ỉ trệ, nguy cơ thất bại là có thể xảy ra. Điều quan trọng nhất, là sự tôn trọng của cả tập thể dành cho cá nhân và ý thức cả nhân dành cho công việc chung của cả tập thể.
Đây thực sự là bài toán “tương tác” khó khăn trong NCKH nhóm mà NCKH cá nhân không phải đau đầu giải quyết. Đó là lý do tại sao em nghĩ cần phải có một người trưởng nhóm, không phải là người chỉ đạo, “chỉ đâu đánh đấy” mà là điều phối viên để giải quyết bài toán khó đó, khiến cho tương tác mãi là hợp tác.
PV: Bạn có thể chia sẻ đôi điều về công việc hiện tại của bạn?
![]() |
Vũ Hải Hà: Hiện tôi đang là giảng viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh Mỹ - Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN. Bên cạnh việc giảng dạy thực hành tiếng, tôi còn mạnh dạn tham gia giảng dạy bộ môn NCKH ở trường. Đây là bộ môn mới, rất khó, bản thân tôi cũng cần phải học hỏi rất nhiều để có thể đứng lớp được bộ môn này. Nhưng có một điều tôi tin chắc mình có thể làm được, đó là truyền lòng nhiệt huyết NCKH cho các em SV của mình, cũng như chia sẻ với các em những kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân. Quá trình thực hiện NCKH đã giúp tôi rất nhiều trong việc giúp cho bài giảng của mình trở nên thực tiễn, sinh động hơn và kéo những lý thuyết khá khô khan của bộ môn NCKH gần với thực tế cuộc sống của các bạn SV hơn.
Điểm trung bình chung học tập các năm:
Bằng khen và giấy khen:
Giải thưởng NCKH:
Danh hiệu:
Học bổng:
|