Có rất nhiều phụ nữ thường xuyên bă n khoăn: Làm sao để mỗi ngày chúng ta đương đầu với cái nắng chói chang mà ít gây tổn hại cho da nhất? Biện pháp duy nhất là sử dụng kem chống nắng thích hợp. Các sản phẩm làm đẹp hiện nay tuy có thành phần chống nắng nhưng chỉ số vẫn chưa đủ an toàn.
Kem chống nắng lý tưởng là loại mà bạn cảm thấy không khó chịu khi bôi lên da, và có chỉ số SPF từ 20 đến 30, tối thiểu cho làn da sáng và 10-20 cho da sạm. Các chỉ số cao (ecran total) từ 60 đến 100 chỉ nên sử dụng ở những vùng da đ ặc biệt để có sự bảo vẽ tối ưu (chống nám hay dị ứng ánh nắng). Theo nguyên tắc thì chỉ số 30 lọc được 95% các tia UV và chỉ số 60 thì chỉ lọc được có 97% (chỉ hơn có 2%). Vì vậy chúng ta thường mắc phải sai lầm khi nghĩ rằng chỉ số cao sẽ được bảo vệ lâu và tốt hơn mà không biết rằng da đang bị tổn thương.
Để sử dụng kem chống nắng có hiệu quả hơn, bạn cần chú ý:
- Nếu hằng ngày bạn phải tiếp xúc với ánh nắng thì bạn cần phải chọn cho mình những sản phẩm trang đ iểm có chỉ số chống nắng hoặc có thể thoa lớp chống nắng trước khi trang điểm. Tuy nhiên bạn chớ nên phơi mặt trần, vì theo các chuyên gia da liễu thì có đến 90% các ca ung thư da đều bắt đầu từ lúc còn rất nhỏ (lứa tuổi không sợ nắng) và tiến triển dần đến tuổi trưởng thành.
- Nếu bạn chuẩn bị đi biển thì nên củng cố sự chống đỡ của da bằng việc bổ sung một đợt (2-3 tuần trước kỳ nghỉ) vitamin A, E, C, kẽm và selenium, chúng có các acid béo thiết yếu cho tế bào da, và không phải chờ đến lúc ra đến biển mới thoa kem mà bạn phải thoa từ lúc bắt đầu lên xe. Sau đó thoa lại mỗi 2 giờ hoặc sau mỗi lần tắm lên cho dù đó là dạng kem không thấm nước.
Bạn đừng vì đang sử dụng kem có chỉ số tuyệt đối mà vui đù a vô tư dưới ánh nắng. Theo lý thuyết nó có thể bảo vệ cho da không bị phỏng nắng, mà dấu hiệu đầu tiên là cảm giác nóng da. Vì không thấy nóng da nên bạn cứ để cho các tia UV xuyên qua hàng rào phòng ngự của da, chúng xuyên thẳng đến hạ bì và làm hư hại AND, tăng cường lão hoá và giúp cho ung thư phát triển. Các chuyên gia khuyên chúng ta nên thường xuyên vào bóng râm dù có loại kem cực kỳ chất lượng.
Bạn cũng nên chọn giờ thuận lợi để ra ngoài trời nắng nếu có thể. Nắng càng lên cao thì các tia UV càng nguy hiểm. Tránh tiếp xúc với ánh nắng từ 10 giờ đ ến 16 giờ. Nếu không có đồng hồ thì bạn có thể quan sát bóng râm: bóng càng ngắn thì nguy hiểm càng cao. Ngược lại, ánh nắng ban mai giúp sản xuất ra các HSP (heat shock protein), những protein của stress, lập thành lá chắn cần thiết cho sự hoàn thiện của tế bào.
Vậy bạn có biết chỉ số SPF là gì? SPF hay IP là đ ịnh mức đo lường khoảng thời gian chống nắng tối đa của một sản phẩm chứ không phải là lượng chất chống nắng nhiều hay ít. Định mức quốc tế là 1 SPF = 15 phút (vậy 15 SPF = 3 giờ 45 phút), khoảng thời gian chống nắng tối đa của sản phẩm nếu bạn thoa đúng độ dày 0,2mm kem lên da. Tuy nhiên tác dụng này không ổn định do bụi bậm, mồ hôi, quần áo và nước. Như vậy rõ ràng là chúng ta chưa chống nắng tốt.
*
Khi ra nắng, bạn cần quan tâm đến:
- Phụ nữ mang thai: Rối loạn hormon có thể dẫn đến khích ứng sắc tố melanin là m cho các vết nám dễ xuất hiện hơn, và bạn nên biết rằng các vết nám do mang thai cũng cần phải điều trị chứ không tự biến mất như vài quan niệm cũ.
- Mắt cũng là cơ quan nhạy cảm dễ bị tổn thương dưới ánh nắng. Bạn nên có kính râm màu sậm và kiểu ôm trùm cả chân mày và đuôi mắt. Chứng viêm màng sừng là bệnh hay mắc phải khi đi nắng. Triệu chứng là đỏ mắt và chảy nước mắt.
- Tóc rất nhạy cảm với Tia UV. ánh nắng có hai tác dụng trái ngược nhau đối với tóc: nắng nhẹ sẽ cho những phản chiếu đẹp, kích thích lưu thông mạch máu da đầu, giảm rụng tóc. Ngược lại nắng gắt sẽ là m cho tóc mờ, giòn, gãy, khó chải. Dầu gội đầu cũng có các loại có chỉ số chống nắng (từ 20-35 SPF).
- Trẻ em, do biểu bì chưa hoàn chỉnh nên dễ dị ứng với nắng: da mau bị phỏng nhưng báo hiệu nóng lại xảy ra chậm hơn. Vì vậy việc chống nắng cho trẻ cần phải tích cực hơn. |