1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Bích Lan (Chen Bilan)
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13/ 01/ 1973
4. Nơi sinh: Hà Nội, Việt Nam
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2386/SĐH ngày 29/6/2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có
7. Tên đề tài luận án: Khảo sát dịch thuật Trung – Việt (trên các bản dịch văn bản thương mại Trung – Việt)
8. Chuyên ngành: Việt ngữ học
9. Mã số: 62. 22. 01. 20
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn, TS. Nguyễn Thị Tân
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã tiến hành khảo sát đặc trưng ngôn ngữ, phong cách và chức năng của văn bản thương mại (được gọi tắt là VBTM) tiếng Trung và tiếng Việt. Tuy tiếng Việt và tiếng Trung có điểm tương đồng về loại hình, từ vựng và ngữ pháp, nhưng việc dịch VBTM Trung – Việt vẫn là một việc gặp phải không ít khó khăn. Lí thuyết dịch thuật chức năng của Đức coi trọng chức năng/văn bản, nhất trí với đặc trưng thể loại và mục đích giao tiếp của VBTM Trung – Việt. Vì vậy, dịch thuật VBTM Trung – Việt có thể tiến hành dưới ánh sáng của lí thuyết dịch thuật chức năng, trong đó, lí thuyết chức năng cộng trung thành của C. Nord có tính hướng dẫn cho dịch thuật VBTM Trung – Việt. Dịch tương đương là mục đích tối đa mà người dịch phải cố gắng hết sức theo đuổi. Dịch VBTM Trung – Việt nên cố gắng chuyển tải ý nghĩa, phong cách của văn bản gốc trọn vẹn, đạt được tương đương giữa văn bản gốc và văn bản đích, thực hiện được mục đích giao tiếp của người thảo văn bản hoặc người ủy thác việc dịch. Trong khung lí thuyết dịch thuật tiêu biểu, luận án khảo sát chuyển dịch từ ngữ trong VBTM Trung – Việt. Dịch thuật ngữ chính xác có tính quan trọng với sự thành công của việc dịch. Dịch từ ngữ xưng hô có ích cho việc thành công thiết lập quan hệ giao tiếp đôi bên. Dịch từ ngữ xã giao hoàn toàn dựa vào bối cảnh văn hóa và tình huống giao tiếp. Dịch cụm từ cố định chính xác thể hiện được trình độ văn hóa của người dịch. Luận án khảo sát việc dịch 5 nhóm hành động ngôn từ xuất hiện với tần số cao trong VBTM Trung – Việt, tức phát ngôn cầu khiến, phát ngôn hỏi, phát ngôn thông báo, phát ngôn cam kết và phát ngôn biểu cảm, chỉ ra được các dấu hiệu ngôn ngữ điển hình của các nhóm phát ngôn. Qua khảo sát cho thấy, mục đích giao tiếp phải được hết sức coi trọng để có được bản dịch chính xác, dễ hiểu. Trên cơ sở phân tích các lỗi thường gặp trong tư liệu, luận án đã chỉ ra những nguyên nhân gây lỗi và đề xuất các giải pháp khắc phục lỗi.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Các kết quả của luận án, thông qua việc phân tích các văn bản thương mại Trung – Việt, sẽ giúp cho các người dịch và người học dịch hiểu được bản chất của dịch thuật, nắm được một số thao tác và kĩ xảo trong việc dịch văn bản thương mại Trung – Việt, vón là lĩnh vực được quan tâm trong xu hướng giao lưu kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Luận án sẽ góp phần vào việc đào tạo biên phiên dịch hai ngữ Trung và Việt tốt hơn, đặc biệt trong việc đào tạo biên dịch viên tương lai cho lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Trong một chừng mực nào đó, luận án sẽ hỗ trợ cho việc biên soạn sách giáo trình dịch thuật và từ điển thuật ngữ Trung – Việt chuyên ngành kinh tế, thương mại.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Phân tích ngôn ngữ sâu sắc hơn theo các khuynh hướng khác để triển khai nghiên cứu dịch thuật văn bản thương mại. Xây dựng một hệ thống thuật ngữ đối chiếu song ngữ Trung – Việt cho lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Xây dựng một loạt văn bản thương mại điển hình, qui chuẩn song ngữ Trung – Việt. Trên cơ sở văn bản, giúp người dịch hiểu rõ đặc trưng văn bản và phương pháp dịch văn bản, có khuôn mẫu để tham khảo.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- 陈碧兰 (2010), “汉越商贸信函的语言特征和翻译策略”, 翻译语言文化, 广西教育出版社, 南宁, 255-260页.
Trần Bích Lan (2010), “Đặc trưng ngôn ngữ của thư tín thương mại Trung – Việt và sách lược dịch thuật”, Dịch thuật ngôn ngữ và văn hóa, Nxb Giáo dục Quảng Tây, Nam Ninh, tr. 255-260.
- Trần Bích Lan (2010), “Giới thiệu lí thuyết dịch thuật chức năng của Nord”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (3), tr. 16-18, 37 và (4), tr. 17-21.
- Trần Bích Lan (2011), “Khảo sát văn bản thư tín yêu cầu bồi thường thương mại từ bình diện chức năng liên nhân (trên tư liệu văn bản đối dịch Trung – Việt)”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam: những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 954-964.
- 陈碧兰, 隆佳丽 (2013), “论汉、越社交称谓语异同及交际策略”, 东南亚纵横(11), 56-61页.
Trần Bích Lan, Long Giai Lệ (2013), “Bàn về sự giống nhau và khác nhau giữa các từ ngữ xưng hô xã giao trong tiếng Trung và tiếng Việt và chiến lược giao tiếp”, Tạp chí Around Southeast Asia (11), tr. 56-61.
- 陈碧兰, 詹臻 (2014), “汉语三字格惯用语的语言特征及越译方法”, 翻译理论与实践, 黑龙江人民出版社, 哈尔滨, 163-170页.
Trần Bích Lan, Chiêm Trăn (2014), “Đặc trưng ngôn ngữ của ngữ cố định ba thành tố trong tiếng Trung và cách dịch sang tiếng Việt”, Lí luận và thực tiễn dịch thuật, Nxb Hắc Long Giang, Ha’erbin, tr. 163-170.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|