1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Cao Văn Cảnh 2. Giới tính: Nam 3. Ngày, tháng, năm sinh: 16/4/1980 4. Nơi sinh: tỉnh Quảng Ngãi 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 4974/QĐ-ĐHQGHN ngày 31/12/2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc công nhận là nghiên cứu sinh. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: - Quyết định số 112/QĐ-ĐHQGHN ngày 16/01/2017 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc cho phép gia hạn thời gian học tập đến 30/6/2018. - Quyết định số 1942/QĐ-ĐHQGHN ngày 12/6/2018 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho phép kéo dài thời gian học tập đến 31/12/2018. - Điều chỉnh tên đề tài theo Quyết nghị của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở luận án tiến sĩ ngày 05 tháng 01 năm 2019 cho phù hợp với kết quả nghiên cứu của luận án. Tên luận án cũ là “Xây dựng các biện pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn tại một số khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” được điều chỉnh thành “Xây dựng các biện pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn công nghiệp tại một số khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”. 8. Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững. 9. Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm. 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Yêm. 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Đã đề xuất được mô hình trạm trung chuyển và tuyến đường vận chuyển CTRCN cho 3 KCN phía Tây Dung Quất, KCN phía Đông Dung Quất và KCN VSIP Quảng Ngãi. - Đã đề xuất được 8 tiêu chí đánh giá định lượng hiệu quả quản lý CTRCN tại các KCN; 13 tiêu chí (9 tiêu chí môi trường, 04 tiêu chí kinh tế) lựa chọn vị trí xây dựng khu xử lý chất thải và áp dụng thử nghiệm tại một số cơ sở công nghiệp, KCN và khu liên hợp xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: - Kết quả nghiên cứu về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là đáng tin cậy, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn, có thể nhân rộng ra đối với các đô thị, khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. - Các Bộ Tiêu chí quản lý chất thải rắn đề ra với các nội dung đánh giá rõ ràng và dễ triển khai sử dụng trong thực tế. 13. Những nghiên cứu tiếp theo: Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan, các chuyên gia để hoàn thiện các giải pháp đề ra, sau đó thí điểm thực hiện một vài nhóm giải pháp để đánh giá tính hiệu quả và đưa vào nhân rộng mô hình. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: - Cao Văn Cảnh (2018), “Thực trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”, Tạp chí Môi trường, Chuyên đề số IV, tr. 94-98. - Cao Văn Cảnh và Trần Yêm (2018), “Giải pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi”, Tạp chí Môi trường, Chuyên đề số IV, tr. 48-52.
|