Việc phát triển một nền giáo dục có yếu tố nước ngoài đang dần trở thành một xu thế tất yếu. Đây là cơ hội tốt để chúng ta có thể tranh thủ hợp tác, học hỏi kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục và công nghệ đào tạo tiên tiến, đẩy mạnh công cuộc cải cách giáo dục hướng tới các chuẩn mực quốc tế.
Sẽ có rất nhiều hình thức để tiếp thu tri thức nhân loại và tiếp nhận công nghệ đào tạo, trong đó có cả hình thức để cho đối tác nước ngoài xây dựng các trường đại học, dạy nghề bằng 100% vốn đầu tư và đương nhiên kèm theo đó là mô hình tổ chức hoàn chỉnh và toàn bộ chương trình của họ được du nhập vào nước ta. Có ý kiến cho rằng ta nên mời các đối tác nước ngoài tham gia xây dựng một vài trường đại học có đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam. Đây cũng là những ý kiến tâm huyết muốn giáo dục đỉnh cao của nước ta sớm đạt trình độ thế giới để đào tạo ra nguồn nhận lực có trình độ cao và chất lượng cao. Tuy nhiên, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng là lĩnh vực vô cùng hệ trọng và nhạy cảm nên việc mở cửa cho nước ngoài đầu tư không thể coi là việc đơn giản, cần có sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.
Trước hết cần phải thấu triệt triết lý cơ bản: giáo dục là sự nghiệp của chính dân tộc mình, không ai có thể làm thay. Có như vậy mới chủ động trong mở cửa, tránh được tâm lý trông đợi thụ động, tự ti sùng ngoại. Vì vậy khi mở cửa giáo dục rất cần có một tầm nhìn toàn diện về nhu cầu nguồn nhân lực để xây dựng một thiết kế tổng thể cho toàn bộ hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề của đất nước. Từ đó mới thấy được những trường đại học nước ngoài đáp ứng những yêu cầu gì và có thể đáp ứng được đến đâu những yêu cầu đó. Có như vậy chúng ta mới có thể lựa chọn trúng những đối tác phù hợp.
Để việc mở cửa giáo dục vừa có thể tận dụng triệt để các thế mạnh của giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới, vừa đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của sự nghiệp cách mạng, giữ được độc lập tự chủ, đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, có phẩm chất và đạo đức của con người Việt Nam, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước, có năng lực, kiến thức, kỹ năng từng bước đạt trình độ quốc tế, vừa giữ gìn và phát huy được các giá trị văn hóa của dân tộc, nguyên tắc rất căn bản phải được chăm lo giữ gìn như một nhân tố nền tảng là phải chăm lo củng cố và phát triển nội lực. Nội lực không đủ mạnh thì không tránh khỏi lệ thuộc nước ngoài và chỉ trong một thời gian ngắn sẽ mất thế chủ động về nguồn nhân lực xét trên tất cả các chiều cạnh.
|
|
Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn con đường duy nhất để tăng cường nội lực là tập trung đầu tư xây dựng một số trung tâm đại học mạnh để những đơn vị này có điều kiện bứt phá vươn lên, sớm tiếp cận trình độ thế giới. Đây cũng là cách mà nhiều nước châu Á đã làm và kinh nghiệm của họ rất đáng cho ta tham khảo. Trong số đó, Trung Quốc và Singapore là những quốc gia có nhiều điểm tương đồng với nước ta về các điều kiện địa lý, văn hóa, xã hội. Nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học của cả hai quốc gia này cũng đó có những chuyển biến rất tích cực trong thời gian qua, khẳng định được sức cạnh tranh của mình trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, chiến lược phát triển giáo dục đại học của Trung Quốc và Singapore là những ví dụ rất tốt cho chúng ta suy ngẫm trong việc lựa chọn con đường phát triển riêng của mình.
Trong những năm gần đây, nền giáo dục Trung Quốc đã có những chuyển biết rất tích cực. Nếu như các nước đang phát triển thường chú trọng đầu tư cho giáo dục cấp tiểu học và cơ sở thì Trung Quốc lại đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục bậc cao. Đây là điểm khác biệt cơ bản của giáo dục Trung Quốc với các nước cùng trình độ phát triển. Với mục tiêu giảm số lượng và tăng tính cạnh tranh của các trường đại học, Trung Quốc đã đẩy mạnh phát triển nhóm mười trường đại học lớn nhất nước này và tiến hành hợp nhất với các trường đại học nhỏ khác. Trọng tâm của chính sách này là nâng cấp một số trường đại học lớn thành các trường đẳng cấp thế giới, đồng thời mở rộng quy mô của các trường này. Bằng việc đầu tư mạnh mẽ cho nhóm mười trường đại học lớn này, cũng như có những chính sách hợp lý nhằm thu hút nhân tài, đặc biệt là các nhà khoa học người Trung Quốc đã thành danh tại nước ngoài, nhóm các trường đại học này (còn được gọi là các trường đại học tinh hoa) đã nâng cao đáng kể vị thế của mình trong khu vực và thế giới. Phát triển các trường đại học tinh hoa Trung Quốc rất chủ động trong việc đào tạo phần lớn nguồn nhân lực chất lượng cao của chính mình và cũng nhờ có các trường đại học tinh hoa nên khi mở cửa giáo dục, Trung Quốc và có ngay được những đối tác hàng đầu thế giới và trong một thời gian ngắn các trường này lại có cơ hội phát triển nhanh và mạnh. Điển hình là hai trường Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa. Từ những trường đại học hầu như không được biết đến ở Âu - Mỹ, năm 2007 đã được xếp hạng 36 và 40 trong danh sách những trường đại học tốt nhất thế giới.
|
|
Singapore lại là một thí dụ sinh động khác. Sau khi tách ra khỏi Liên bang Malaysia vào năm 1965, Singapore được ví như như “ một làng chài nghèo đói ” (lời nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu). Trong bối cảnh vô vàn khó khăn đó, Chính phủ Singapore đã quyết tâm đưa đất nước đi lên từ giáo dục. Mặc dù là một quốc gia non trẻ, hoàn toàn có thể du nhập mô hình tiên tiến từ bên ngoài nhưng lãnh đạo đất nước này đã không làm như vậy. Họ đã bắt đầu từ xây dựng nội lực. Nhiều người không nắm vững lịch sử Singapore thường không lý giải nổi vì sao năm 2005 một đất nước mới 40 tuổi mà lại kỷ niệm 100 năm thành lập Đại học Quốc gia (NUS). Đó là cả một triết lý phát triển mà chỉ có đi sâu nghiên cứu mới hiểu được. Chính phủ Singapore đã bắt đầu sự nghiệp xây dựng đại học của mình với một truyền thống vốn có từ thời còn nằm trong Liên bang Malaysia. Họ tiếp thu công nghệ đào tạo của trường đại học Malayu được xây dựng từ năm 1905 bằng cách mời về Singapore các giáo sư người Hoa từng giảng dạy ở đại học Malayu và chuyển giao chương trình đào tạo của trường này vốn rất phù hợp với văn hoá của các cộng đồng người Hoa, người Mã và người Ấn (cả ba cộng đồng này đều có ở Singapore). Sau đó tập trung đầu tư để nâng cấp. Trong một thời gian ngắn Singapore đó đầu tư rất lớn vào việc phát triển Đại học Quốc Gia. Ngân sách trung bình dành cho giáo dục lên đến 25% tổng chi tiêu quốc gia, trong đó 14% dành cho giáo dục đại học. Sự đầu tư mạnh mẽ này đã đặt những nền tảng vững chắc đầu tiên cho Đại học Quốc Gia Singapore để rồi sau đó tiếp tục phát triển thêm trường đại học khác là Đại học Công Nghệ Nanyang (NTU).
Sau khi phát triển thành công hai trung tâm nghiên cứu lớn mạnh làm trụ cột cho nền giáo dục, Singapore hiện đã chuyển chiến lược của mình sang kêu gọi những trường đại học lớn trên thế giới mở những cơ sở liên kết nghiên cứu và đào tạo với các trường đại học của mình. Điển hình của sự hợp tác này là Liên minh Singpore - MIT giữa hai trường đại học nghiên cứu của Singapore (NTU và NUS) với Viện Công Nghệ Massachussetts của Hoa Kỳ, là nơi cung cấp những chương trình nghiên cứu cấp thạc sỹ và tiến sỹ với chất lượng rất cao nhờ dựa vào những thế mạnh về học thuật, tài chính, và cơ sở nghiên cứu của cả ba trường đại học lớn trên thế giới này.
Trên cơ sở phát triển các liên minh nghiên cứu này, năm 1997 Singapore có đủ nội lực xây dựng một Học viện về quản lý tầm cỡ thế giới mang tên Lý Quang Diệu. Đây là kết quả hợp tác của Đại học Quốc Gia Singapore với đại học Harvarrd và Viện Quản lý Wharton của Mỹ.
Từ kinh nghiệm của Trung Quốc và Singapore có thể thấy chiến lược phát triển giáo dục đại học của những nước này đều là củng cố, đẩy mạnh các trường đại học nghiên cứu lớn của mình nhằm giữ vị trí trụ cột trong hệ thống giáo dục. Những trường này, sau khi đã có vị thế vững mạnh, tiến hành liên kết, hợp tác với các trường đại học danh tiếng lớn trên thế giới để thành lập các cơ sở nghiên cứu và đào tạo nhằm nhân rộng các chương trình chất lượng cao của mình.
Từ thực tế trên đây, có thể thấy lãnh đạo Việt Nam đã sớm có tầm nhìn chiến lược. Trong bối cảnh mới ra khỏi khủng hoảng mà năm 1993 Đảng và Chính phủ đã có chủ trương xây dựng hai Đại học Quốc gia ở hai đầu đất nước với sứ mệnh làm đầu tầu và nòng cột cho giáo dục đại học nước nhà. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, mở cửa ngày càng rộng thì củng cố và phát triển đại học Quốc gia chính là giải pháp có tính chiến lược để giữ vững độc lập chủ quyền và tăng cường nội lực để có thể chủ động và vững vàng hội nhập.
Sau hơn 100 năm xây dựng và phát triển, ĐHQGHN mà tiền thân là Đại học Đông Dương, với đội ngũ Giáo sư và các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, đã có vị thế và danh tiếng rất lớn trong nền giáo dục nước ta, xứng đáng là trường đại học đầu tầu trong cả nước. ĐHQGHN cũng là nơi đầu tiên đưa ra sáng kiến và phát triển thành công mô hình đào tạo chuyên ở bậc trung học phổ thông và đào tạo tài năng, chất lượng cao trong trường đại học. Sự thành công của các mô hình đào tạo này được thể hiện qua số lượng học sinh, sinh viên của trường được nhận một cách xuất sắc vào các trường đại học danh tiếng trên thế giới sau khi tốt nghiệp.
Thực tế cho thấy, các trường đại học lớn trên thế giới đều là những trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực. ĐHQGHN, với 5 trường đại học và 5 khoa trực thuộc, cùng với hàng chục viện và trung tâm nghiên cứu khác, có đầy đủ điều kiện về nguồn lực, cơ sở hạ tầng, và phương thức quản lý để được nâng cấp lên thành một trường đại học đẳng cấp quốc tế. Ngoài ra, ĐHQGHN cũng có hợp tác và quan hệ quốc tế sâu rộng với hàng trăm trường đại học nước ngoài có uy tín, trong đó có những trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp... Đặc biệt, năm 2006 ĐHQGHN đã hợp tác với một số trường đại học hàng đầu của Pháp thành lập Trung tâm Đại học Pháp thuộc ĐHQGHN theo Hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và Cộng Hòa Pháp nhằm thực hiện các chương trình đào tạo đại học, sau đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng châu Âu và từng bước chuyển giao công nghệ đào tạo cho phía ĐHQGHN.
|
|
Hướng tới việc xây dựng các đại học đẳng cấp quốc tế, ĐHQGHN đã chủ trương tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư tập trung có trọng điểm, mở rộng và quốc tế hoá hệ đào tạo tài năng, chất lượng cao cho một số ngành, chuyên ngành khoa học cơ bản, công nghệ cao, khoa học tiếp cận xã hội và nhân văn và kinh tế mũi nhọn để “đột phá” xây dựng mô hình đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ chất lượng cao sớm tiếp cận trình độ quốc tế ở một số đơn vị đào tạo có nhiều tiềm năng thuộc ĐHQGHN. Đó là mục tiêu của đề án “Xây dựng và phát triển một số ngành, chuyên ngành khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế - xã hội mũi nhọn đạt trình độ quốc tế” đang triển khai. Đây là một giải pháp quan trọng của ĐHQG HN nhằm thực hiện chủ trương đẩy nhanh quá trình phát triển giáo dục đại học theo chuẩn quốc tế.
Đề án xây dựng và thực hiện quy trình tuyển sinh tiếp cận chuẩn quốc tế phù hợp với Việt Nam. Nội dung cốt lõi của quy trình tuyển sinh là thí sinh phải có đủ cả năng lực chuyên môn và năng lực ngoại ngữ để có thể theo học các chương trình quốc tế. Trên cơ sở đó, Đề án tập trung nâng cấp chương trình, nội dung, quy trình đào tạo, phương pháp dạy - học, kiểm tra - đánh giá của các chương trỡnh đào tạo tài năng, chất lượng cao theo chuẩn của các trường đại học có uy tín của nước ngoài, thuộc danh sách 500 trường đại học tốt nhất thế giới. Có thể sử dụng những chương trình liên kết quốc tế của các trường đại học có uy tín của nước ngoài đang triển khai ở các đơn vị của ĐHQGHN.
Đề án chú trọng tới việc xây dựng hệ thống học liệu đạt chuẩn của trường đại học nước ngoài có uy tín, sử dụng bộ giáo trình, tài liệu tham khảo của trường nước ngoài phù hợp với điều kiện của ĐHQGHN, bổ sung những giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng yêu cầu của Việt Nam. Đề án cũng ưu tiên xây dựng hệ thống bài giảng song ngữ để sinh viên tham khảo, sử dụng.
Trong quản lý đào tạo ĐHQGHN áp dụng các phương pháp của các trường đại học tiên tiến nước ngoài được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam trên cơ sở tin học hóa cao độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo. Lấy chất lượng cao làm tiêu chí hàng đầu, ĐHQGHN mạnh dạn sàng lọc trong quá trình đào tạo để đảm bảo chất lượng sinh viên tốt nghiệp đạt trình độ quốc tế. Đồng thời, Đề án cũng chú trọng tin học hóa các khâu của quy trình tổ chức và quản lý đào tạo, triển khai nâng cấp và phát triển phần mềm quản lý đào tạo và HSSV theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, sẽ có những chính sách nhằm thu hút các nhà khoa học giỏi trong và ngoài nước tham gia giảng dạy và quản lý. Ở giai đoạn đầu sẽ mời một số nhà quản lý đại học trình độ quốc tế làm cố vấn về quản lý và tổ chức đào tạo.
Đề án hướng tới việc hiện đại hóa phòng thí nghiệm, trang thiết bị giảng dạy; xây dựng mới, hiện đại hóa các phòng thí nghiệm từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế để phục vụ đào tạo và nghiên cứu; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tăng cường hệ thống máy tinh, từng bước hoàn thiện hệ thống internet.
Khâu đột phá đồng thời cũng là khâu then chốt cho việc thực hiện thành công đế án là xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển về số lượng, chất lượng đội ngũ CBGD, nghiên cứu, quản lý từng bước tiếp cận trình độ quốc tế để đáp ứng yêu cầu của các chương trình quốc tế. Theo đó đến năm 2010 ĐHQGHN có 85% cán bộ giảng viên có trình độ trên đại học, trong đó 60% có học vị tiến sĩ trở lên và khoảng 15% CBGD có thể giảng dạy được chuyên môn bằng ngoại ngữ.
Định hướng mục tiêu các hoạt động KHCN của ĐHQGHN là phấn đấu để từ nay đến năm 2010 tiếp tục giữ vững và phát huy thế mạnh hàng đầu cả nước về khoa học cơ bản, đồng thời tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho NCKH đỉnh cao, những công nghệ lưỡng dụng để có những kết quả khoa học tầm cỡ quốc tế, có những phát minh, sáng chế quan trọng và những sản phẩm công nghệ đột phá, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng; góp phần xứng đáng giải quyết những vấn đề KHCN lớn của đất nước, phục vụ trực tiếp đào tạo của ngành và chuyên ngành được lựa chọn. Phấn đấu để đến năm 2020 ĐHQGHN cơ bản đạt các tiêu chí của đại học tiên tiến trong khu vực, một số tiêu chí đạt chuẩn đại học đẳng cấp quốc tế; trở thành trung tâm hàng đầu đất nước về KHCN và đào tạo nhân tài, tiêu biểu cho tinh hoa trí tuệ Việt Nam.
Một trong những giải pháp ưu tiên để ĐHQG nhanh chóng tiếp cận chuẩn quốc tế là đẩy mạnh và mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo. Mục tiêu của hoạt động hợp tác quốc tế là tiếp nhận chương trình, nội dung đào tạo cụng nghệ giáo dục tiên tiến; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý; đẩy mạnh trao đổi sinh viên, cán bộ; tăng cường hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, nâng cao vị thế quốc tế và phát triển thương hiệu của ĐHQGHN và cỏc đơn vị thành viên.
Sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh tốt nghiệp có thể đảm nhiệm ở mức xuất sắc những công việc khác nhau trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc giảng dạy, NCKH trong các trường đại học, cao đẳng, THCN, THPT, các viện, trung tâm nghiên cứu KHCN ở Việt Nam hoặc một số quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Kinh phí dành cho việc thực hiện chương trình quốc tế được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, được sử dụng theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và của ĐHQGHN.
Trước mắt, ĐHQG HN chọn 16 ngành và 23 chuyên ngành khoa học cơ bản, công nghệ cao, kinh tế - xã hội mũi nhọn (xem danh mục kèm theo) ở ĐHQGHN đã cận kề trình độ quốc tế và có đủ những điều kiện để tập trung đầu tư xây dựng và phát triển lên trình độ quốc tế vào năm 2012, đào tạo khoảng 800 cử nhân, 345 thạc sĩ, 55 tiến sĩ đạt trình độ quốc tế có khả năng làm việc ở các nước khác nhau. Để thực hiện thành công Đề án, 16 ngành và 23 chuyên ngành này được tổ chức đào tạo và quản lý theo chuẩn quốc tế. Những cử nhân, thạc sĩ và Tiến sĩ được đào tạo theo phương thức này sẽ là những cán bộ vừa có năng lực làm việc đạt chuẩn quốc tế vừa được giáo dục lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng và bồi dưỡng những phẩm chất của con người Việt Nam, thấu hiểu văn hoá và truyền thống của dân tộc. Mô hình này sẽ được nhân rộng từng bước trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học nước nhà.
Đối với các học nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, sự vững mạnh của ĐHQG sẽ là đối tác tương xứng để tiếp thu công nghệ đào tạo hiện đại, đồng thời cũng là đối chứng để phản biện những điều còn chưa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
Tập trung đầu tư phát triển ĐHQG là cách tốt nhất để nước ta vững vàng hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học.
|