Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo tiến sĩ đợt 2 năm 2019 như sau: 1. Chuyên ngành tuyển sinh: Môi trường và phát triển bền vững 2. Mã số: Thí điểm 3. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển thông qua đánh giá hồ sơ chuyên môn và bảo vệ đề cương nghiên cứu. 4. Chỉ tiêu tuyển sinh:05 nghiên cứu sinh 5. Kế hoạch tuyển sinh: Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ 8h00 ngày 24/5/2019 đến 17h00 ngày 05/09/2019. - Thời gian đánh giá hồ sơ chuyên môn và bảo vệ đề cương: Từ ngày 14/9/2019 đến 25/9/2019, ngày cụ thể Viện sẽ thông báo sau. - Thời gian công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển: trước 17h00, ngày 11/9/2019. - Thời hạn thông báo điểm trúng tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển: Trước ngày 15/10/2019. - Khai giảng: Tháng 12/2019 (dự kiến). 6. Điều kiện dự tuyển Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Môi trường và phát triển bền vững phải đáp ứng những điều kiện sau đây: 6.1. Đáp ứng một trong các điều kiện về văn bằng và công trình đã công bố như sau: - Có bằng bằng thạc sĩ ngành/nhóm ngành phù hợp hoặc ngành/nhóm ngành gần với chuyên ngành Môi trường và phát triển bền vững. - Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành. Ngành/nhóm ngành phù hợp gồm: Quản lý tài nguyên và môi trường (88501), Khoa học hàng hải (8840106), Du lịch (8810101), Thủy sản (86203), Lâm nghiệp (86202), Nông nghiệp (86201), Kỹ thuật môi trường (8520320), Khoa học môi trường (84403), Khoa học trái đất (84402), Hóa môi trường (8440120), Sinh học (84201), Địa lý học (8310501), Xã hội học (8310301), Nhân học (8310302), Dân tộc học (8310310), Phát triển bền vững (8310313), Phát triển con người (8310315), Kinh tế chính trị (8310102), Kinh tế phát triển (8310105). Ngành/nhóm ngành gần gồm: Kỹ thuật tài nguyên nước (8580212), Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống (85401), Kỹ thuật hóa học (8520301), Kỹ thuật hóa dầu và lọc dầu (8520305), Kỹ thuật vật liệu (8520309), Kinh tế đầu tư (8310104), Kinh tế quốc tế (8310106), Thống kê kinh tế (8310107). Mã số các ngành/nhóm ngành được liệt kê theo Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2017/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). - Trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng kí dự tuyển là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được Hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận. Đối với những người đã có bằng thạc sĩ nhưng hoàn thành luận văn thạc sĩ với khối lượng học tập dưới 10 tín chỉ trong chương trình đào tạo thạc sĩ thì phải có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo khoa học. 6.2. Yêu cầu về ngoại ngữ Người dự tuyển phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ phù hợp với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo như sau: - Có chứng chỉ ngoại ngữ theo Bảng tham chiếu ở Phụ lục 1 do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày thi lấy chứng chỉ tính đến ngày đăng kí dự tuyển; - Có bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho chương trình đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng tiếng Anh; - Có bằng đại học ngành ngôn ngữ tiếng Anh hoặc sư phạm tiếng Anh, do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp. 6.3. Yêu cầu về kinh nghiệm công tác - Đối với ngành/nhóm ngành phù hợp: thí sinh dự thi phải có ít nhất hai năm (24 tháng) hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành Môi trường và phát triển bền vững (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp thạc sĩ đến ngày dự thi). - Đối với ngành/nhóm ngành gần: thí sinh dự thi phải có ít nhất 03 năm (36 tháng) hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành Môi trường và phát triển bền vững (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp thạc sĩ đến ngày dự thi). 6.4. Thư giới thiệu - Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. - Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về: + Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển. + Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh. + Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh. 6.5. Đề cương nghiên cứu (nằm trong Hồ sơ chuyên môn): - Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lý do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lý do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn. - Các hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu, đề tài nghiên cứu cho nghiên cứu sinh có thể tham khảo tại Phụ lục 2. 6.6. Các điều kiện khác - Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỉ luật từ mức cảnh cáo trở lên. - Có đủ sức khỏe để học tập. - Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định. - Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của đơn vị đào tạo. 7. Đăng ký dự tuyển - Thí sinh bắt buộc phải đăng ký dự tuyển trực tiếp tại cổng đăng ký tuyển sinh sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng thời nộp hồ sơ (bản cứng) về Viện Tài nguyên và Môi trường. - Thí sinh truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ http://tssdh.vnu.edu.vnvà thực hiện đăng ký dự tuyển trực tuyến theo hướng dẫn. - Thí sinh nộp bản cứng hồ sơ (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) về Viện Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ: Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ và Đào tạo Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội ĐT: 024 38253506 - Thời gian khai báo thông tin trực tuyến và nhận hồ sơ (nếu hồ sơ chuyển qua đường bưu điện sẽ tính theo dấu bưu điện): Từ 8h00 ngày 24/5/2019 đến 17h00 ngày 05/9/2019. - Lệ phí đăng ký dự tuyển: 260.000đ/thí sinh. Thí sinh nộp trực tiếp lệ phí tuyển sinh bằng tiền mặt tại Viện Tài nguyên và Môi trường (theo địa chỉ nêu trên) hoặc chuyển tiền vào tài khoản của Viện Tài nguyên và Môi trường với các thông tin sau: Tên tài khoản: Viện Tài nguyên và Môi trường Số tài khoản: 0021000000761 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội 8. Hồ sơ dự tuyển Hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh bao gồm: - 01 Đơn đăng ký dự tuyển sau đại học (Mẫu 1 – Đơn đăng ký dự tuyển) có xác nhận của cơ quan công tác, nếu là thí sinh tự do thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú. - 01 Sơ yếu lí lịch (theo mẫu, dán ảnh, đóng dấu giáp lai)(Mẫu 2 – Sơ yếu lý lịch) có xác nhận của cơ quan công tác, nếu là thí sinh tự do thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú. - 01 Lý lịch khoa học (Mẫu 3 – Lý lịch khoa hoc) - 01 bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ sau: + Bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm toàn khóa có xác nhận xếp loại của nơi có thẩm quyền cấp bằng. + Bằng tốt nghiệp thạc sĩ và bảng điểm cao học. + Bằng/Chứng chỉ ngoại ngữ. - 01 Giấy chứng nhận công nhận văn bằng trong trường hợp bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp. - 07 bản kê danh mục các công trình khoa học kèm theo 07 bản photocopy các công trình đó. - Thư giới thiệu của tối thiểu 01 nhà khoa học theo quy định. - 07 bản Đề cương nghiên cứu (Mẫu 4 – Đề cương nghiên cứu). - 01 Bản các giấy tờ có giá trị pháp lý về đối tượng ưu tiên (nếu thuộc diện ưu tiên). Giấy tờ ưu tiên chỉ có giá trị khi thí sinh nộp bản hợp lệ kèm theo hồ sơ, không nhận bổ sung sau khi thí sinh đã nộp hồ sơ. - 01 Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lí trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức). - 01 Bản minh chứng về kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và thâm niên công tác (bản sao công chứng Hợp đồng lao động hoặc Quyết định tuyển dụng). - 01 Giấy chứng nhận sức khỏe của một bệnh viện đa khoa (mới cấp trong thời hạn 06 tháng). - 02 ảnh mới nhất cỡ 3 x 4 cm của thí sinh (ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh, chuyên ngành dự tuyển vào mặt sau mỗi ảnh) bỏ vào 01 phong bì. - 01 phong bì (có sẵn trong bộ hồ sơ) dán tem, ghi chính xác, cụ thể họ tên, địa chỉ người nhận thư. Nếu người nhận thư không phải là thí sinh thì phải đề thêm tên của thí sinh. 9. Học phí Học phí năm thứ nhất: 22.200.000 đồng Học phí năm thứ hai: 24.500.000 đồng Học phí năm thứ ba: 27.000.000 đồng Sau thời gian đào tạo chuẩn (3 năm), nghiên cứu sinh phải đóng học phí theo quy định của đơn vị đào tạo nếu được gia hạn thời gian học tập. Mọi chi tiết xin liên hệ: Phòng Quản lý Khoa học- Công nghệ và Đào tạo Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 024.38253506; Di động: 077 764 1211 E-mail: cres@vnu.edu.vn hoặc daotao.cres@gmail.com Website: http://cres.vnu.edu.vn/ (mục Đào tạo) Chi tiết thông báo tại đây.
|