1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ KIM DUNG
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 06/08/1965
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 1896/SĐH, 2007
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu quá trình nhiễm asen và mangan trong nước dưới tác động của điều kiện oxy hóa khử và ứng dụng xử lý chúng tại nguồn.’’
8. Chuyên ngành: Hóa môi trường
9. Mã số: 62 44 41 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Hồng Côn
Hướng dẫn phụ: PGS.TS. Bùi Duy Cam
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
1. Đã nghiên cứu đánh giá khả năng oxy hóa As(III) thành As(V) trong nước bằng oxy không khí và ảnh hưởng của một số yếu tố quan trọng đến quá trình này.
a, Trong nước (deion) chỉ có asen thì khả năng oxy hóa chuyển hóa As(III) thành As(V) bằng oxy không khí khá thấp, chỉ đạt trên 30,2% (DO trong khoảng 8mg/l) mặc dù sự chuyển hóa này xảy ra khá nhanh, chỉ trong 30 phút. Nhưng cũng trong nước deion, khi có mặt mangan và sắt, khả năng chuyển hóa của As(III) thành As(V) gần như hoàn toàn (98%).
b, Trong môi trường nước có thành phần tương tự như nước mưa ngấm qua đất, khả năng chuyển hóa của As(III) thành As(V) và Mn(II) thành MnO2 thấp hơn so với trong môi trường nước tinh khiết (deion) ở cùng điều kiện.
2. Hiệu suất tách loại asen và mangan phụ thuộc vào pH, các dạng sắt hydroxit tạo thành và một số ion cản trở, đặc biệt là phốt phát, silicat.
a, Đối với asen, dạng Fe(III)hydroxit vô định hình có khả năng hấp phụ tốt asen, với tỷ lệ dạng vô định hình là 48,6% (nồng độ Fe(II) ban đầu 30mg/l) có thể lưu giữ được trên 95% asen.Tuy nhiên sắt(III)hydroxit dạng vi tinh thể cũng có khả năng hấp phụ asen nhưng thấp hơn nhiều.
b, Đối với mangan, Mn bị loại khỏi dung dịch chủ yếu do qúa trình oxi hóa của oxy chuyển Mn(II) thành MnO2 và cộng kết cùng sắt(III) hydroxit.
3. Đã thiết kế lắp đặt hệ thống thí nghiệm mô phỏng điều kiện phong hóa và yếm khí tự nhiên; tuy còn đơn giản nhưng các kết quả nghiên cứu đã đưa ra bức tranh tổng thể về quá trình chuyển hóa cơ bản của asen, mangan, sắt và một số thành phần chủ yếu khác từ môi trường đất, đá vào trong nước và ngược lại.
4. Đã giải thích được hiện tượng trong điều kiện yếm khí sâu nồng độ asen giảm là do có sự tạo hợp chất asen sunfua và asenua ít tan.
5. Đã đề xuất phương án có khả năng cố định asen, mangan và sắt ngay trong tầng ngậm nước khi khai thác nước ngầm.
Xem thông tin chi tiết.
|