1. Họ và tên nghiên cứu sinh: PHẠM BÍCH HIÊN
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 06 - 01 - 1971
4. Nơi sinh: Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận Nghiên cứu sinh: số 1691/QĐ- SĐH ngày 07/5/2009.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu vi sinh vật để xử lý chất thải chăn nuôi dạng rắn”.
8. Chuyên ngành: Vi sinh vật học
9. Mã số: 62 42 40 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Toản, GS.TS Nguyễn Đình Quyến
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam thực hiện các nghiên cứu một cách có hệ thống, từ hiện trạng chất thải chăn nuôi dạng rắn ở trang trại tập trung đến sản xuất thành công chế phẩm vi sinh vật xử lý có hiệu quả chất thải chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường và rút ngắn thời gian chuyển hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra phân hữu cơ đảm bảo dinh dưỡng, an toàn cho cây trồng. Tác giả đã xác định được bacterioxin của chủng vi khuẩn lactic LH19 có khối lượng là 3,5 kDa và có đặc điểm tương tự nhóm plantaricin C, đồng thời chứng minh được hiệu quả sử dụng vi khuẩn lactic sinh các chất kháng khuẩn (axit lactic và bacterioxin) để xử lý mùi hôi thối và ức chế vi khuẩn gây bệnh trong chất thải chăn nuôi. Tác giả cũng đã nghiên cứu một cách đầy đủ về sử dụng vi sinh vật xử lý chất thải chăn nuôi: từ tuyển chọn, định danh, xác định tính an toàn, điều kiện thích hợp cho sinh trưởng và hoạt tính sinh học đến sản xuất và ứng dụng chế phẩm xử lý chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ thay phân chuồng và tiết kiệm phân khoáng bón cho cây trồng.
Luận án đã đạt được những kết quả mới như sau:(1) Đã tuyển chọn và định danh được bộ chủng giống gồm: Chủng xạ khuẩn Streptomyces griseosporeus (ký hiệu XK112) phân giải xenluloza; chủng vi khuẩn Bacillus licheniformis (B20) phân giải tinh bột;chủng vi khuẩn Bacillus subtilis (B15) phân giải protein và chủng vi khuẩn lactic Lactobacillus plantarum (LH19) ức chế vi khuẩn gây bệnh đường ruột, vi khuẩn gây thối. Cả 4 chủng trên đều có hoạt tính sinh học cao, an toàn với người, cây trồng, vật nuôi và môi trường; có đặc điểm phù hợp để sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý chất thải chăn nuôi dạng rắn. (2). Xác định được điều kiện nhiệt độ và pH nuôi cấy thích hợp đối với sinh trưởng và hoạt tính sinh học của chủng XK112 tương ứng là 35-550C, pH 6,0- 8,0; của chủng B20 là 37- 500C, pH 6,0- 8,0; của chủng B15 là 30- 500C, pH 6,0- 8,0 và của chủng LH19 là 30- 400C, pH 5,0- 8,0. Ion Ca2+ làm tăng hoạt tính và độ bền amylaza của chủng B20 và proteaza của chủng B15. Bacterioxin của chủng vi khuẩn lactic LH19 có khối lượng phân tử là 3,5 kDa và có đặc điểm tương tự nhóm plantarixin C. Glucoza, rỉ đường và amoni xitrat là nguồn hydratcacbon và nitơ vô cơ thích hợp cho môi trường nuôi cấy chủng vi khuẩn LH19. (3). Đã xây dựng được quy trình sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý chất thải chăn nuôi dạng rắn làm phân bón hữu cơ. (4). Sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý chất thải chăn nuôi dạng rắn làm giảm tỷ lệ các bon hữu cơ gấp hai lần so với đối chứng, rút ngắn được thời gian xử lý chất thải chăn nuôi xuống 21 ngày;làm giảm gần 80% khí H2S và trên 70% khí NH3 từ chất thải chăn nuôi, do đó làm giảm mùi hôi thối sau 2- 3 ngày xử lý. Phân hữu cơ sau xử lý đáp ứng các yêu cầu chỉ tiêu dinh dưỡng, độ hoai mục và an toàn sinh học. (5). Sử dụng phân hữu cơ chế biến từ chất thải chăn nuôi có thể thay thế phân chuồng và tiết kiệm được 25% phân khoáng NP đối với rau cải, 25% NPK đối với dưa chuột mà không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản.
|