1. Họ và tên nghiên cứu sinh: LÊ VĂN LUẬT. 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 05/7/1970 4. Nơi sinh: Quảng Trị 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4150/QĐ-SĐH ngày 15/7/2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không. 7. Tên đề tài luận án: “Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự”. 8. Chuyên ngành: Luật hình sự. 9. Mã số: 62.38.40.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lê Văn Cảm; TS. Phạm Mạnh Hùng. 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên ở cấp độ Luận án tiến sỹ trong khoa học Luật hình sự Việt Nam kể từ khi LHS được pháp điển hoá lần thứ nhất (1985), nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của luật hình sự. - Xây dựng được hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của LHS, như: Khái niệm lỗi hình sự, khái niệm người có lỗi hình sự, khái niệm nguyên tắc lỗi vô ý trong LHS và khái niệm nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, những yêu cầu và việc thể hiện nguyên tắc trách nhiệm do lỗi trong Luật hình sự... - Phân tích được sự thể hiện nguyên tắc trách nhiệm do lỗi trong phần chung cũng như phần các tội phạm của BLHS; làm sáng tỏ những bất cập, hạn chế của BLHS liên quan đến vấn đề lỗi; - Đánh giá hoạt động thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử trong việc áp dụng các quy định của PLHS có liên quan đến nguyên tắc trách nhiệm do lỗi; chỉ ra những khó khăn, vướng mắc để có các giải pháp khắc phục; - Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, phân tích pháp luật và đánh giá thực tiễn áp dụng PLHS, tác giả đưa ra hệ thống các giải pháp hoàn thiện PLHS và nâng cao hiệu quả áp dụng PLHS liên quan đến nguyên tắc trách nhiệm do lỗi. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu được của Luận án sẽ có ý nghĩa nhất định đối với hoạt động xây dựng, giải thích và áp dụng PLHS, tạo ra một gốc nhìn thống nhất, một sự nhận thức bao quát và đồng bộ, có tính lôgic về lỗi hình sự và nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của LHS Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác lập pháp cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu của học sinh, sinh viên và các giảng viên ngành Luật, cũng như những ai quan tâm nghiên cứu về LHS nói chung và về nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của LHS nói riêng. 13. Hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục đánh giá hoạt động thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử trong việc áp dụng các quy định của PLHS có liên quan đến nguyên tắc trách nhiệm do lỗi; chỉ ra những khó khăn, vướng mắc để có các giải pháp khắc phục và hoàn thiện pháp luật hình sự. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận án: 14.1. Lê Văn Luật (2008), “Bàn về chế định ”tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”, Tạp chí Tòa án nhân dân (17), tr 44-46. 14.2. Lê Văn Luật (2008), Bàn về sự chuyển hóa từ một số hình thức chiếm đoạt tài sản thành “cướp tài sản””, Tạp chí Tòa án nhân dân (24), tr 32-34. 14.3. Lê Văn Luật (2010), “Một số vướng mắc cần tháo gỡ khi thực hiện Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009, về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS”, Tạp chí Kiểm sát (4), tr 40-42. 14.4. Lê Văn Luật (2010), “Bàn về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội đối với trẻ em””, Tạp chí Kiểm sát (9), tr 21-24. 14.5. Lê Văn Luật (2011), “Trao đổi về bài “bàn về khái niệm lỗi chủ quan””, Tạp chí Tòa án nhân dân (15), tr 36-38. 14.6. Lê Văn Luật (2011), “Xác định lỗi khi định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, Tạp chí Tòa án nhân dân (16), tr 10-14. 14.7. Lê Văn Luật (2014), “Bàn về một số nội dung khái niệm lỗi hình sự trong Bộ luật hình sự hiện hành áp dụng trong công tác xét xử”, Tạp chí Nghề Luật (1), tr 48-54. >>> PDF
|