1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thanh An
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 10/10/1974
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 150/SĐH ngày 06/7/2005 của Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 491/QĐ-SĐH ngày 15/5/2008 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên về việc gia hạn 12 tháng; Quyết định số 278/QĐ-SĐH-TN ngày 31/12/2009 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên về việc trả Nghiên cứu sinh về cơ quan công tác; Công văn số 2999/ĐHQGHN-ĐT ngày 29/8/2013 của Đại học Quốc gia Hà Nội được cho phép bảo vệ cấp cơ sở.
7. Tên đề tài luận án: “Xác lập cơ sở khoa học cho việc phòng tránh lũ lụt và tìm kiếm cứu nạn bằng tích hợp công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế”
8. Chuyên ngành: Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trường
9. Mã số: 62 85 15 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đào Đình Bắc; PGS.TS Nhữ Thị Xuân
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Nghiên cứu tai biến lũ lụt bằng công nghệ viễn thám và GIS đã được thực hiện ở nhiều nơi, nhưng gắn nó với công tác tìm kiếm cứu nạn thì là một việc làm mới; luận án đã đạt được những điểm mới sau:
- Xác lập cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong phòng tránh lũ lụt và tìm kiếm cứu nạn trên một vùng đồng bằng ven biển đặc thù có nhiều đầm phá;
- Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá nguy cơ lũ lụt và đánh giá mức độ tìm kiếm cứu nạn phục vụ phòng tránh lũ lụt và tìm kiếm cứu nạn cho vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế;
- Đề xuất các phương án phòng tránh lũ lụt và tìm kiếm cứu nạn cho khu vực nghiên cứu.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:0.
Kết quả của luận án đã và đang ứng dụng thực tiễn trong hoạt động công việc hàng ngày tại Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Cứu hộ Cứu nạn /Cục Bản đồ Bộ Tổng Tham mưu, mang lại một số hiệu quả thiết thực và được kiểm chứng thựuc tế tại Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Làm cơ sở để tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo, chỉ huy trong đầu tư trang thiết bị, công nghệ và là nội dung hợp tác với các tổ chức, đối tác nước ngoài liên quan.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tiếp tục nghiên cứu nhân rộng cho các vùng có điều kiện địa lý tương đồng tại Việt Nam.
- Tiếp tục nghiên cứu khai thác hiệu quả nguồn dữ liệu ảnh viễn thám, kết hợp với GIS cho các mục đích đặc thù của công tác tìm kiếm cứu nạn.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Phạm Thanh An (2006), Khả năng tích hợp công nghệ viễn thám và Hệ thông tin địa lý trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Quân sự, số 5 (83), tháng 5/2006, tr 50-55.
2. Trần Vân Anh, Phạm Thanh An, Lê Toàn Thủy và nnk (2008), Nghiên cứu ứng dụng Envisat Asar WSM cho việc xác định nhanh vùng ngập lụt, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị khoa học lần thứ 18, Quyển 5, Trường Đại học Mỏ Địa chất, Hà Nội 14/11/2008, tr 18-24.
3. Nguyễn Hạnh Quyên, Phạm Thanh An và nnk (2010), Remote sensing for forest cover change in Cat Tien national park support for REDD pilot study in Vietnam, Kỷ yếu Hội nghị viễn thám Châu Á lần thứ 31, Hà Nội, tháng 11/2010.
4. Phạm Thanh An, Đào Đình Bắc, Nhữ Thị Xuân (2011), Tích hợp công nghệ viễn thám và GIS trong hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn thiên tai ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ (Journal of Geodesy and Cartography, ISSN: 0866-7705), Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 9, tháng 9/2011, tr 54-58.
5. Phạm Thanh An (2012), Công nghệ viễn thám trong hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn và ứng phó thiên tai, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 6 “Khoa học Địa lý với phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam”, Huế, 30/9/2012, Quyển 1, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr 1139-1144.
6. Pham Thanh An, Dao Dinh Bac, Nhu Thi Xuan (2012), Influence factors to flood disaster and search&rescue capacity in Thua Thien Hue delta, Tạp chí Khoa học, Journal of Science, ISSN 0866 - 8612, Đại học Quốc gia, Volume 28, No.3, 2012, tr 153-159.
|