1. Họ và tên nghiên cứu sinh: TẠ THỊ VÂN HÀ.
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 11/11/1975;
4. Nơi sinh: Sơn Tây, Hà Nội.
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1544/QĐ-SĐH ngày 25/5/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số: 1142/QĐ-SĐH ngày 26/8/2013 về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận án: Tư tưởng triết học của S.Freud.
8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật lịch sử;
9. Mã số: 62.22.80.05
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn; TS. Nguyễn Văn Sanh
11.Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án phân tích, làm rõ để khẳng định rằng, Freud có tư tưởng triết học nảy sinh từ chính những tiền đề triết học với những nội dung phong phú, sâu sắc đáp ứng được khuôn mẫu của một học thuyết triết học kinh điển.
- Luận án đã xác định vị trí của ông trong dòng chảy triết học phương Tây hiện đại và chỉ ra những giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học của ông.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Luận án góp phần nghiên cứu có hệ thống những nội dung triết học cơ bản của Freud - một lĩnh vực vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam - để làm rõ những đóng góp về mặt triết học của Freud và mở ra một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu con người Việt Nam.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho mọi người quan tâm tìm hiểu tư tưởng triết học của Freud và cho các nhà nghiên cứu có mong muốn vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu con người ở Việt Nam hiện nay.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Sau khi bảo vệ thành công luận án, tác giả sẽ chỉnh sửa, hoàn thiện để có thể xuất bản thành sách tham khảo.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Tạ Thị Vân Hà (2008), “Quan niệm của S.Freud về vai trò của văn hóa trong đời sống tinh thần của con người”, Tạp chí Triết học (10), tr. 69-77.
2. Tạ Thị Vân Hà (2010), “Sự thay thế bản thể luận truyền thống bằng triết học văn hóa của Ph.Ăngghen về sự phát triển con người”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia – Ph.Ăngghen – Nhà lý luận lỗi lạc và chiến sĩ cách mạng vĩ đại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, NXB Chính trị - Hành chính, tr. 158 - 167.
3. Tạ Thị Vân Hà (2011), “Quan niệm về cái vô thức trong phân tâm học Freud”, Tạp chí Giáo dục lý luận (9), tr. 67 - 71.
4. Tạ Thị Vân Hà (2011), “Quan niệm con người trong phân tâm học Freud – Cơ sở lý luận tham khảo cho việc nghiên cứu con người Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Giáo dục lý luận (12), tr. 30 - 34.
5. Tạ Thị Vân Hà (2012), Cấu trúc nhân cách trong phân tâm học Freud và vận dụng vào việc định hướng lối sống lành mạnh cho sinh viên trường Đại học Thương mại. Đề tài khoa học cấp cơ sở.
6. Tạ Thị Vân Hà (2012), “Tư tưởng tôn giáo trong Phân tâm học Freud”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Tính hiện đại và đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, NXB Tôn giáo, Hà Nội, tr. 107 - 123.
7. Tạ Thị Vân Hà (2013), “Quan niệm phân tâm học của S.Freud về quan niệm giữa tôn giáo và văn hóa”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Tôn giáo và văn hóa – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.215-227.
|