1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Dương Ngọc Toàn
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 02/11/1983
4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3201/QĐ-SĐH ngày 08/11/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tổng hợp và chuyển hóa một số xeton a,b- không no đi từ các dẫn xuất axetyl của vòng cumarin và cromon.
8. Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ
9. Mã số: 62 44 01 14
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Nguyễn Minh Thảo
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Xuất phát từ o-hiđroxiaxetophenon, resoxinol, b-naphtol đã tổng hợp được 117 hợp chất bao gồm các xeton a,b- không no và các sản phẩm chuyển hóa chúng, trong đó có 96 hợp chất chưa thấy mô tả trong các tài liệu tra cứu.
- Đã phát hiện sự vỡ vòng cromon trong môi trường kiềm khi tiến hành phản ứng tổng hợp các xeton a,b- không no xuất phát từ dẫn xuất 3-axetyl-2-metylcromon.
- Nghiên cứu tổng hợp thành công 5 hợp chất kiểu 3-pirazolin từ các hợp chất xeton a,b- không no dãy 3-aryl-1-(4-metylcumarin-3-yl)prop-2-enon.
- Nghiên cứu tổng hợp thành công 14 hợp chất benzothiazepin xuất phát từ các xeton a,b- không no dãy 3-aryl-1-(2-hiđroxiphenyl)prop-2-enon và dãy 3-aryl-1-(5-hiđroxi-4-metylcumarin-6-yl)prop-2-enon.
- Xác định cấu trúc của 96 hợp chất mới bằng các phổ IR, 1H NMR, 13C NMR, HSQC, HMBC và MS.
- Đã thử hoạt tính kháng khuẩn và chống nấm của 37 hợp chất tổng hợp được, thấy chúng có hoạt tính với chủng Gr(-) và nấm men, đã thử hoạt tính độc tế bào của 18 hợp chất và xác định được 9 hợp chất có tác dụng ức chế tế bào ung thư, trong đó có 5 hợp chất thể hiện hoạt tính tương đối tốt với tế bào ung thư biểu mô (KB), khi thử hoạt tính độc tế bào của 5 hợp chất này với dòng tế bào ung thư gan (HepG2) thấy chúng cũng có hoạt tính tương đối tốt. Đặc biệt hợp chất pirimiđin M2 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào dòng ung thư biểu mô với giá trị IC50 ở nồng độ 4,64 mg/ml, hoạt tính gây độc tế bào dòng ung thư gan với giá trị IC50 ở nồng độ 6,4 mg/ml, hợp chất benzothiazepin T12 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào dòng ung thư biểu mô với giá trị IC50 ở nồng độ 6,0 mg/ml, hoạt tính gây độc tế bào dòng ung thư gan với giá trị IC50 ở nồng độ 4,25 mg/ml, hợp chất benzothiazepin T5 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào dòng ung thư biểu mô với giá trị IC50 ở nồng độ 5,53 mg/ml, hoạt tính gây độc tế bào dòng ung thư gan với giá trị IC50 ở nồng độ 8,0 mg/ml.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Luận án này xuất phát từ các axetylcumarin và axetylcromon để tổng hợp ra các xeton a,b-không no, từ đó chuyển hóa thành các hợp chất dị vòng pyrazolin, pirimiđin, benzođiazepin và benzothiazepin có hoạt tính sinh học quý như kháng khuẩn, kháng nấm và hoạt tính gây độc tế bào ung thư cho kết quả tốt.
- Có thể triển khai nghiên cứu ứng dụng vào việc tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống ung thư, từ đó tìm ra các hợp chất mới với dược tính quý.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Chuyển hóa các xeton a,b- không no thành các dẫn xuất isoxazolin, pirimiđin-2-thion,...
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Nguyễn Minh Thảo, Dương Ngọc Toàn, Nguyễn Văn Năm, Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Bảo Yến, (2011), “Nghiên cứu, tổng hợp và chuyển hóa một số xeton a,b- không no đi từ 3-axetyl-2-metylcromon”, Tạp chí hóa học, T. 49 (2ABC), tr. 656-664.
[2] Dương Ngọc Toàn, Nguyễn Thị Minh Thư, Nguyễn Minh Thảo, Tạ Văn Đại (2013), “Tổng hợp một số 2-aryl-4-(2’-hiđroxiphenyl)-1,5-benzothiazepin”, Tạp chí Hóa học, T.51(2ABC), tr. 292-295.
[3] Dương Ngọc Toàn, Lê Văn Thuận, Nguyễn Minh Thảo (2012), “Tổng hợp một số xeton a,b- không no từ 3-axetyl-2-metylbenzo[f]cromon”, Tạp chí Hóa học, T. 50(2), tr. 239-244.
[4] Dương Ngọc Toàn, Ngô Thị Vân, Chu Anh Vân, Nguyễn Thị Minh Thư, Nguyễn Minh Thảo (2012), “Tổng hợp một số xeton a,b- không no từ 3-axetyl-4-metylbenzo[f]cumarin”, Tạp chí Hóa học, T. 50(4A), tr. 110-114.
[5] Dương Ngọc Toàn, Nguyễn Hồng Huấn, Nguyễn Minh Thảo, Nguyễn Thị Minh Thư (2013), “Tổng hợp một số 2-aryl-4-(5’-hiđroxi-4’-metylcumarin-6’-yl)-1,5-benzothiazepin”, Tạp chí Hóa học, T. 51(4), tr. 438-442.
[6] Dương Ngọc Toàn, Nguyễn Minh Thảo (2012), “Tổng hợp một số 2-aryl-4-(4’-metylcumarin-3’-yl)-2,3-đihiđro-1H-1,5-benzođiazepin”, Tạp chí Hóa học, T. 50(4A), tr. 100-104.
[7] Dương Ngọc Toàn, Nguyễn Minh Thảo (2012), “Tổng hợp một số 2-amino-6-aryl-4-(5-hiđroxi-4-metylcumarin-6-yl)pirimiđin”, Tạp chí Hóa học, T. 50(4A), tr. 105-109.
[8] Dương Ngọc Toàn, Nguyễn Minh Thảo (2012), “Tổng hợp một số 2-aryl-4-(2’-hyđroxiphenyl)-2,3-đihiđro-1H-1,5-benzođiazepin”, Tạp chí Hóa học, T. 50(3), tr. 357-361.
[9] Dương Ngọc Toàn, Nguyễn Minh Thảo (2012), “Tổng hợp một số dẫn xuất 5-aryl-3-(2-hyđroxiphenyl)-1-(4-nitrophenyl)-2-pirazolin”, Tạp chí Hóa học, T. 50(4), tr. 444-448.
[10] Dương Ngọc Toàn, Nguyễn Minh Thảo, Nguyễn Thị Minh Thư, Nguyễn Ngọc Thanh (2013), “Tổng hợp một số dẫn xuất 5-aryl-3-(4-metylcumarin-3-yl)-1-(4-nitrophenyl)-3-pirazolin”, Tạp chí Hóa học, T. 51(1), tr. 91-95.
[11] Dương Ngọc Toàn, Nguyễn Minh Thảo, Nguyễn Hồng Huấn (2012), “Nghiên cứu tổng hợp và hoạt tính sinh học một số 2-aryl-4-(5’-hiđroxi-4’-metylcumarin-6’-yl)-2,3-đihiđro-1H-1,5-benzođiazepin”, Tạp chí Hóa học , T. 50(5A), tr. 131-135.
|
|