1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Tuấn Ngọc
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 04/04/1967
4. Nơi sinh: Hưng Yên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 1691/QĐ-SĐH ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 1382/QĐ-SĐH, ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên về việc điều chỉnh tên luận án tiến sĩ.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh RADAR trong xác định sinh khối rừng tỉnh Hòa Bình.
8. Chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý
9. Mã số: 62440214
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Cự, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đưa ra được sự lựa chọn tối ưu cho dữ liệu phân cực (HH và HV) trong bài toán đánh giá sinh khối trên mặt đất của rừng khu vực nghiên cứu; Phương pháp tích hợp dữ liệu với cấu hình chụp ảnh khác nhau một cách có lựa chọn để nâng cao độ chính xác tính sinh khối trên mặt đất của rừng; Ngưỡng bão hòa của tán xạ ngược trên ảnh radar đối với sinh khối rừng trên mặt đất tỉnh Hòa Bình.
- Kết quả tính sinh khối rừng trên mặt đất bằng dữ liệu viễn thám siêu cao tần cho đối tượng đặc thù là rừng tỉnh Hòa Bình.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Khẳng định hướng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu có độ tin cậy cao trong đánh giá sinh khối rừng trên mặt đất đối với hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vôi và có tiềm năng ứng dụng đối với các hệ sinh thái rừng khác.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Đề tài mới nghiên cứu việc ước tính sinh khối rừng bằng dữ liệu viễn thám radar cho sinh khối trên mặt đất trên khu vực đặc thu tỉnh hòa bình với hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vôi. Để có thể áp dụng tính sinh khối trên mặt đất cho các hệ sinh thái rừng khác trên lãnh thổ Việt Nam cần có những nghiên cứu thêm để có thể áp dụng cho công tác tính sinh khối rừng trên phạm vi toàn quốc.
- Việc ứng dụng dữ liệu viễn thám radar trong xác định sinh khối rừng trên mặt đất có hạn chế là giá trị tán xạ bị bão hòa với rừng có sinh khối lớn hơn 160 tấn/ha và với rừng có sinh khối nhỏ hơn 15 tấn /ha thì giá trị tán xạ bị ảnh hưởng quá nhiều bởi nhiễu nền đất. Như vậy, cần phải có nghiên cứu đề xuất giải pháp thay thế để tính sinh khối rừng tại các khu vực rừng có sinh khối cao và thấp hơn ngưỡng này.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Trần Tuấn Ngọc, Nguyễn Thanh Nga (2014), “Ứng dụng viễn thám radar trong xác định sinh khối lớp phủ rừng tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ, tr. 51-57.
2. Tran Tuan Ngoc, Pham Van Cu, Nguyen Ngoc Thach (2012), “Application of radar satellite Imagery for abouveground biomass estimation of forest cover in Vietnam - A Case study in Hoa Binh Province”, VNU Journal of Science, Natuaral Science and Technology tr. 75-82.
3. Thuy Le Toan, Tran Tuan Ngoc, Nguyen Thanh Nga, Lam Dao Nguyen, Ludovic Villard, Alexandre Bouvet, Ake Rosenqvist (2011), “Forest biomass assessment in Vietnam using ALOS/PALSAR”, The ALOS Kyoto and Science Team Initiative, K&C Science Report – Phase 2, tr. 75-81.
4. Lê Quang Toan, Trần Tuấn Ngọc, Phạm Văn Cự (2011), “Ứng dụng tư liệu ảnh SAR ước tính sinh khối rừng ngập mặn khu vực ven biển tỉnh Nam Định”, Hội thảo quốc gia về đất ngập nước và biến đổi khí hậu, tr. 465 - 471.
|