1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Cao Vũ Hưng
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 10/05/1980
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: theo Quyết định số 3614/QĐ-SĐH ngày 2/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sự chuyển hóa của PAHs và một số kim loại nặng trong quá trình ổn định bùn thải sông Kim Ngưu kết hợp rác hữu cơ bằng phương pháp lên men yếm khí nóng.
8. Chuyên ngành: Hóa Môi trường
9. Mã số: 62440120
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Duy Cam
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Lần đầu tiên xác định hàm lượng của 16 hợp chất hữu cơ đa vòng thơm (PAHs) trong bùn thải sông Kim Ngưu của thành phố Hà Nội.
- Đã xác định hàm lượng một số kim loại nặng Cd, Cr, Cu, Ni, Pb, Zn trong bùn thải sông Kim Ngưu và đánh giá khả năng tích tụ, vận chuyển của chúng trong quá trình ổn định bùn thải sông Kim Ngưu kết hợp rác hữu cơ bằng phương pháp lên men yếm khí nóng.
- Đã đánh giá mức độ phân hủy của các hợp chất PAHs trong quá trình ổn định bùn thải sông Kim Ngưu kết hợp rác hữu cơ bằng phương pháp lên men yếm khí nóng và ảnh hưởng của chất hoạt động bề mặt Tween 80 đến sự phân hủy của PAHs trong điều kiện nói trên.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng của một số kim loại nặng và hợp chất PAH cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn đất nông nghiệp. Thông tin về mức độ ô nhiễm bùn thải sông Kim Ngưu giúp cho các nhà quản lý có cơ sở khoa học để hoạch định chính sách về quản lý bùn thải đô thị nói chung.
- Kết quả nghiên cứu sự chuyển hóa của các kim loại nặng và các hợp chất PAH trong quá trình ổn định bùn thải kết hợp rác hữu cơ bằng phương pháp lên men yếm khí nóng cho phép đưa ra được quy trình định hướng xử lý bùn thải để thu hồi khí biogas và sử dụng bùn thải vào mục đích nông nghiệp. Bằng việc nghiên cứu bổ sung có thể đưa ra được quy trình xử lý hoàn chỉnh cho phép ứng dụng vào thực tiễn xử lý bùn thải đô thị của Việt Nam.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu động học của quá trình khử sunfat nhằm tối ưu khả năng loại bỏ kim loại nặng ở pha nước sau khi tách pha trong quá trình xử lý yếm khí bùn thải.
- Nghiên cứu quá trình xử lý hiếu khí sau quá trình xử lý yếm khí nhằm hoàn thiện quy trình xử lý bùn thải đô thị.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Cao Vu Hung, Bui Duy Cam (2013), “Thermophilic anaerobic co-digestion of source selected organic waste and municipal sewage sludge. Case study in Hanoi”, Vietnam Journal of chemistry, 51(2), 213-217.
[2] Cao Vu Hung, Bui Duy Cam, Trinh Le Hung, Bach Quang Dung (2013), Accumulation and transportation of selected heavy metals in thermophilic anaerobic co-digestion of municipal sewage sludge and organic waste”, VNU Journal of Natural Sciences and Technology, 29(1), pp. 14-21.
[3] Cao Vu Hung, Bui Duy Cam, Bach Quang Dung (2014), “Effect of surfactant on degradation of polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) in thermophilic anaerobic co-digestion of sludge from Kim Nguu river and organic waste” VNU Journal of Natural Sciences and Technology, 30(1), pp. 36-42.
[4] Cao Vu Hung, Bui Duy Cam, Pham Thi Ngoc Mai, Bach Quang Dzung (2015), “Heavy metals and polycyclic aromatic hydrocarbons in municipal sewage sludge from a river in highly urbanized metropolitan area in Hanoi, Vietnam: levels, accumulation pattern and assessment of land application” Environ Geochem Health, 37, pp.133-146. DOI 10.1007/s10653-014-9635-2.
>>>>> Xem thông tin LATS bản Tiếng Anh.
|