1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Bích Lợi
2. Giới tính: Nữ;
3. Ngày sinh: 04/9/1956
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận NCS: số 146/QĐ-SĐH ngày 06/7/2005 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Chỉnh sửa tên đề tài tại Quyết định số 52/QĐ-ĐT, ngày 10 tháng 5 năm 2007, của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Luận cứ khoa học của phát triển đào tạo sư phạm nghệ thuật đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở nước ta.
8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục;
9. Mã số: 62 14 01 14
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Bá Lãm; PGS.TS Trần Khánh Đức;
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án. Luận án đã nghiên cứu được một số kết quả cơ bản như sau (5) :
(i) Đã nêu tổng quan về tình hình giáo dục nghệ thuật, đào tạo nghệ thuật trên thế giới và trong nước, đưa ra bức tranh tổng thể về công tác đào tạo giáo viên (GV) nghệ thuật thời kỳ đổi mới, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
(ii) Luận án đã đưa ra các nghiên cứu lý luận cơ bản về giáo dục nghệ thuật, phát triển đào tạo ngành sư phạm nghệ thuật (đào tạo GV nghệ thuật);
(iii) Các kết quả nghiên cứu về thực trạng giáo dục nghệ thuật ở các trường phổ thông, thực trạng đào tạo GV ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm nghệ thuật cho thấy, công việc phát triển đào tạo sư phạm nghệ thuật ở nước ta còn nhiều bất cập, còn nhiều việc phải làm, từ hiện trạng số lượng GV dạy nghệ thuật (bộ môn âm nhạc, mỹ thuật) ở bậc phổ thông chưa đủ, đến chất lượng GV nghệ thuật chưa đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ đổi mới, cũng như các vấn đề về nội dung, phương pháp đào tạo, cơ chế quản lý, chế độ đãi ngộ đối với giảng viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở đào tạo GV nghệ thuật chưa phù hợp với thực tiễn, cơ cấu đội ngũ nhà giáo và giải pháp phát triển ngành đào tạo GV nghệ thuật chưa thật rõ;
(iv) Từ những cơ sở lý luận và thực trạng (luận cứ và luận chứng) đó, luận án đề xuất một nhóm gồm 8 giải pháp (GP) nhằm phát triển công tác đào tạo GV nghệ thuật, đó là: GP.1: Đổi mới tư duy và nâng cao nhận thức; GP.2: Xây dựng định hướng chiến lược phát triển; GP.3: Hoàn thiện mạng lưới và phối hợp trong mạng lưới; GP.4: Phát triển đội ngũ nhà giáo ngành sư phạm nghệ thuật; GP.5: Thực hiện xã hội hóa giáo dục và bổ sung nguồn tài chính; GP.6: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; GP.7: Cải tiến công tác thực tập sư phạm, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho giáo sinh; GP.8: Mở rộng hợp tác quốc tế.
(v) Đặc biệt, GP số 7 đã được lựa chọn làm vấn đề thực nghiệm, kết quả thực nghiệm đã làm rõ hơn tính khả thi và hiệu quả của GP.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Các giải pháp trên có khả năng ứng dụng trong thực tiễn rất cao, vì hầu hết các cơ sở đào tạo GV nghệ thuật nước ta đang trong giai đoạn đầu phát triển, nên rất cần tham khảo và vận dụng các giải pháp đồng bộ để tạo cơ sở hướng tới phát triển bền vững. Bên cạnh đó, việc cung cấp, trao đổi các thông tin, tình hình, kinh nghiệm giữa các cơ sở đào tạo trong ngành sư phạm hoặc các cơ sở đào tạo của ngành văn hóa sẽ giúp ích nhiều cho việc vận dụng và hoạch định lộ trình và điều hành phát triển của các cơ sở nói riêng cũng như của cả mạng lưới.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Có thể tiếp tục nghiên cứu theo 2 hướng:
(i) Mở rộng và phát triển theo bề rộng xung quanh các luận điểm, giải pháp mà luận án đã nêu ra (về tư duy đổi mới đào tạo GV nghệ thuật, chiến lược phát triển đào tạo GV nghệ thuật, chủ động hợp tác quốc tế về đào tạo GV nghệ thuật…);
(ii) Phát triển đi vào chiều sâu theo hướng nghiên cứu vận dụng 1 hay 2 trong các giải pháp (như vấn đề xã hội hóa giáo dục với việc phát triển đào tạo GV nghệ thuật; vấn đề thực tập của sinh viên sư phạm trong tình hình mới…).
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Nguyễn Thị Bích Lợi (2009), “Phát triển giáo dục nghệ thuật đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Giáo dục, (227) kì 1-12/2009, tr.63-64.
- Nguyễn Thị Bích Lợi (2012), “Tổ chức quá trình đào tạo sư phạm nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Khoa học Giáo dục, (87) 12/2012, tr.13-15.
- Nguyễn Thị Bích Lợi (2014), “Đổi mới giáo dục nghệ thuật trong nhà trường hiên nay”. Tạp chí Khoa học Giáo dục, (103) 4/2014, tr.26-29.
>>>>> Xem thông tin bằng tiếng Anh.
|