1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trịnh Hoài Thu
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 06/09/1975
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 2048/QĐ-SĐH ngày 09 tháng 7 năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận án: “Đánh giá hiện trạng và dự báo xâm nhập mặn tầng chứa nước Pleistocen do khai thác nước dưới đất vùng ven biển đồng bằng sông Hồng”.
8. Chuyên ngành: Môi trường đất và nước
9. Mã số: 62440303
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Như Trung; PGS.TS Vũ Văn Mạnh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã xây dựng được các phương trình thực nghiệm biểu diễn mối quan hệ giữa địện trở suất tầng chứa nước và điện trở suất nước tầng Pleistocen; giữa điện trở suất nước tầng và TDS; và giữa TDS và Clorua. Đây là các phương trình giúp cho việc xác định trực tiếp hàm lượng TDS từ các kết quả đo sâu điện trên mặt đất.
- Thành lập bản đồ TDS của tầng chứa nước Pleistocen của vùng nghiên cứu từ kết quả đo sâu điện VES và phân tích mẫu nước. Trên cơ sở đo vạch ra được ranh giới mặn/nhạt.
- Thành lập mô hình địa chất thủy văn cho vùng nghiên cứu: cấu trúc các tầng chứa nước, tầng chắn nước, các điều kiện biên cho mô hình tính toán lan truyền xâm nhập mặn.
- Xây dựng các kịch bản khai thác nước dưới đất phục vụ cho công tác dự báo lan truyền xâm nhập mặn tầng chứa nước Pleistocen trong vùng.
- Xác định phương án khai thác an toàn cho tầng chứa nước Pleistocen.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Khẳng định được tính hiệu quả của tổ hợp phương pháp đo sâu điện và phân tích hóa trong nghiên cứu nhiễm mặn nước dưới đất làm cơ sở để áp dụng rộng rãi phương pháp trong các công tác nghiên cứu và thực tiễn liên quan khác nhau.
-Xác định được hiện trạng phân bố tổng chất rắn hòa tan trong tầng chứa nước Pleistocen, đánh giá và dự báo diễn biến xâm nhập mặn do khai thác nước ở vùng nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý và các nhà khoa học trong việc qui hoạch, khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước dưới đất khu vực.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Cần có những nghiên cứu chi tiết và làm sáng tỏ hơn mối liên hệ giữa cấu trúc địa chất, ĐCTV giữa vùng đồng bằng và những nguồn bổ cập nước nhạt cho khu vực trên cơ sở quan trắc hóa học, lấy mẫu, phân tích trong thời gian dài để xem biến động theo chu kỳ ngày, tháng, …
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Nguyen Nhu Trung, Trinh Hoai Thu, Nguyen Van Nghia (2008), “Application of the electrical resistivity and hydrogeology modeling methods to map and forecast the saltwater intrusion in ThaiBinh province”, Tạp chí Địa chất 31-32, tr.241-248.
[2]. Trịnh Hoài Thu, Nguyễn Như Trung (2012), “Xác định ranh giới xâm nhập mặn tầng chứa nước Pleistocen khu vực ven biển Đồng bằng sông Hồng theo kết quả phân tích hóa và đo sâu điện”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T12(4A), tr.163-170, ISSN: 1859-3097.
[3]. Trịnh Hoài Thu (2012), “Sử dụng phương pháp mô hình hóa địa chất thủy văn dự báo ảnh hưởng xâm nhập mặn tầng nước dưới đất ở hai huyện Đông Hưng, Hưng Hà, thuộc tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T12(4A), tr.152-162, ISSN: 1859-3097.
[4]. Nguyen Nhu Trung and Trinh Hoai Thu (2013), “Investigation of the saltwater intrusion in the Pleistocene aquifer in the coastal zone of Red River Delta”, Proceedings of the 11th SEGJ International Symposium, Japan, tr. 134-136, ISSN: 2159-6832, doi: 10.1190/segj112013-034.
[5]. Trinh Hoai Thu, Nguyen Nhu Trung, Le Hong Minh, Vu Van Manh (2014), “Application of hydrogeological modelling methods in forecasting seawater intrusion of Pleistocene aquifer in Thai Binh area”, Proceedings of the 28th EnviroInfo 2014 Conference, Oldenburg, Germany, ISBN: 978-3-8142-2317-9.
>>>>> Xem thêm bản thông tintiếng Anh.
|