1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Triệu Tiến Sang
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 03/11/1983
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3614/QĐ-SĐH ngày 22/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu quy trình tách chiết, phân tích ADN và tế bào phôi thai tự do trong máu ngoại vi của mẹ để chẩn đoán trước sinh
8. Chuyên ngành: Di truyền học
9. Mã số: 62420121
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Khoa; PGS.TS Đinh Đoàn Long
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đã tách chiết được ADN phôi thai tự do trong máu ngoại vi của mẹ, chứng minh được sự tồn tại của ADN phôi thai tự do lưu hành trong máu mẹ trong thời kỳ mang thai.
- Đã phân lập được tế bào phôi thai tự do lưu hành trong máu ngoại vi của mẹ, chứng minh được sự tồn tại của tế bào phôi thai lưu hành trong máu ngoại vi của mẹ trong quá trình mang thai và cả một thời gian sau khi sinh.
- Đã chỉ ra được nồng độ ADN phôi thai tự do lưu hành trong máu ngoại vi của mẹ phụ thuộc vào từng cá thể và ADN phôi thai này biến mất hoàn toàn sau 3 giờ sau khi sinh.
- Bước đầu ứng dụng thành công ADN phôi thai vào sàng lọc và chẩn đoán một số bệnh di truyền và sự bất đồng nhóm máu Rh.
- Đã khảo sát được nồng độ ADN phôi thai tự do lưu hành trong máu ngoại vi của mẹ ở các tuổi thai khác nhau và rút ra được kết luận tuổi thai thích hợp sớm nhất để ứng dụng cho chẩn đoán di truyền là 8 tuần tuổi thai.
- Đã so sánh và nhận định thấy các trường hợp có nồng độ ADN phôi thai cao thường đi kèm với thai mang dị tật do vậy các trường hợp này cần được theo dõi và làm thêm một số xét nghiệm chẩn đoán khác.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Đã được ứng dụng vào thực tiễn tại đơn vị cho sàng lọc di truyền bệnh Teo cơ Duchenne, tăng sản thượng thận bẩm sinh và chẩn đoán bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con trước sinh.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng ADN phôi thai tự do và tế bào phôi thai tự do cho nhiều mặt bệnh di truyền khác.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1.] Triệu Tiến Sang, Nguyễn Duy Bắc, Trần Ngọc Anh, Đặng Tiến Trường (2010), “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật QF-PCR trong chẩn đoán một số hội chứng bất thường nhiễm sắc thể”, Tạp chí y dược học quân sự, vol 35(7), tr.4-44.
[2.] Nguyen Duy Bac, Triệu Tien Sang, Tran Van Khoa (2010), “QF-PCR in the prenatal and postnatal detection of common chromosome aneuploidies”, Revue mesdiccale 2010, tr.22-28.
[3.] Triệu Tiến Sang, Trần Văn Khoa (2012), “Nghiên cứu quy trình chiết tế bào phôi thai trong máu ngoại vi của mẹ, Ứng dụng chẩn đoán trước sinh bệnh di truyền”, Tạp chí Y dược học quân sự, vol 37(7), tr.35-39.
[4.] Triệu Tiến Sang, Trần Văn Khoa, Đinh Đoàn Long (2013), “Phát hiện ADN tự do của thai nhi trong huyết tương phụ nữ mang thai bằng kỹ thuật PCR, Ứng dụng chẩn đoán bệnh di truyền trước sinh”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 411(số đặc biệt), tr.212-218.
[5.] Triệu Tiến Sang, Trần Văn Khoa, Đinh Đoàn Long (2014), “Phát hiện và định lượng ADN phôi thai tự do trong huyết tương người mẹ bằng phương pháp Realtime-PCR”, Tạp chí Y dược học quân sự, vol 39(5), tr.45-51.
[6.] Triệu Tiến Sang, Trần Văn Khoa, Đinh Đoàn Long (2014), “Tách và phân lập tế bào phôi thai trong máu ngoại vi của mẹ ứng dụng chẩn đoán không can thiệp”, Tạp chí Y dược học quân sự, vol 39(6), tr.49-55.
[7.] Triệu Tiến Sang, Trần Văn Khoa, Đinh Đ oàn Long, Nguyễn Duy Bắc (2014), “Ứng dụng phân tích DNA phôi thai tự do để sàng lọc di truyền trước sinh”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 424(số đặc biệt), tr.130-137.
[8.] Triệu Tiến Sang, Trần Văn Khoa, Đinh Đoàn Long (2014), “Khảo sát và định lượng ADN phôi thai tự do trong huyết tương của mẹ ở các tuần tuổi thai từ 6 tuần đến 22 tuần bằng phương pháp Realtime-PCR”, Tạp chí y học Việt Nam, tập 424(số đặc biệt), tr.138-146.
>>>>> Xem thông tin bản tiếng Anh.
|