1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Thế Anh
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 25/7/1971
4. Nơi sinh: Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 361/QĐ-SĐH ngày 22/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Giám sát thi hành án dân sự
8. Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
9. Mã số: 62 38 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí Úc
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về vấn đề giám sát thi hành án dân sự từ góc độ khoa học pháp lý và khoa học hành chính.
- Trên cơ sở phân tích các quan điểm lý luận và thực tiễn, luận án tiếp tục làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến khái niệm, tính chất, đặc trưng, vai trò của thi hành án dân sự;
- Xây dựng được khung lý thuyết về giám sát thi hành án dân sự với các nội dung: khái niệm; chủ thể, đối tượng; nội dung; hình thức, phương thức giám sát thi hành án dân sự.
- Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành để chỉ ra những kết quả, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam.
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần đề xuất những giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát thi hành án dân sự dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo cho học tập, nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành luật học hoặc có liên quan.
- Việc nghiên cứu về giám sát thi hành án dân sự trên cơ sở cách tiếp cận của khoa học lý luận nhà nước và pháp luật xây dựng khung giám sát thi hành án dân sự cơ bản sẽ đóng góp một cách thiết thực cho việc hoàn thiện cơ chế giám sát nói chung, giám sát thi hành án dân sự nói riêng.
- Giám sát thi hành án dân sự được tiếp cận dưới giác độ một hoạt động cụ thể của Nhà nước sẽ tạo tiền đề cho việc nghiêp cứu giám sát đối với từng hoạt động của bộ máy Nhà nước, nhất là hoạt động tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tiếp tục nghiên cứu làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về về giám sát thi hành án dân sự nói riêng và giám sát hoạt động tư pháp nói chung, từ đó làm rõ mối quan hệ giữa giám sát thi hành án dân sự trong mối quan hệ với giám sát hoạt động tư pháp; tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận về Nhà nước và pháp luật.
- Trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về Nhà nước và pháp luật chưa được nghiên cứu, tập trung nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật; giám sát thi hành pháp luật, từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng thi hành pháp luật và chất lượng công tác giám sát thi hành pháp luật.
- Trên cơ sở khung giám sát thi hành án dân sự cơ bản đã được xây dựng, trong quá trình công tác, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với có cơ quan có thẩm quyền để hoàn thiện thể chế về giám sát thi hành án dân sự, nhằm đưa thi hành án dân sự vào nền nếp, góp phần nâng cao kết quả, hiệu quả công tác thi hành án dân sự từ đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Hoàng Thế Anh (2012), "Tiêu chí xác định việc thi hành án dân sự tồn đọng và phân loại”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (6), tr. 8 – 12.
[2] Hoàng Thế Anh (2013), "Một số hạn chế trong công tác thống kê thi hành án dân sự năm 2013 và biện pháp khắc phục”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Số chuyên đề), tr. 157 -165.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|