1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Huy Anh
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 11/10/1979
4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3201/QĐ-SĐH ngày 8/11/2010 của Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Bổ sung cán bộ hướng dẫn theo Quyết định số 3137/QĐ-SĐH ngày 21/08/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
7. Tên đề tài luận án: Xác lập cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
8. Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
9. Mã số: 62 85 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS Lê Văn Thăng
Hướng dẫn phụ: PGS.TS Vũ Văn Phái
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Xây dựng được bản đồ phân vùng chức năng môi trường dựa trên sự kết hợp giữa phân vùng lãnh thổ, đồng thời lồng ghép các yếu tố tai biến thiên nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội. Làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Phú Lộc.
- Xác định được các bước thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường và đề xuất không gian bảo vệ môi trường tổng thể huyện Phú Lộc theo 28 tiểu vùng chức năng môi trường.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Kết quả phân vùng chức năng môi trường ở huyện Phú Lộc là cơ sở cho định hướng phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường phục vụ mục tiêu PTBV cho huyện Phú Lộc. Định hướng Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể là tài liệu hữu ích đối với công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, là cơ sở quan trọng trong định hướng quy hoạch phát triển KT-XH theo hướng bền vững huyện Phú Lộc trong tương lai.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp huyện là hướng nghiên cứu còn khá mới, cần được tiếp tục phát triển nhằm mục tiêu hoàn thiện phương pháp luận, quy trình và phương pháp nghiên cứu. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu lồng ghép các yếu tố tai biến thiên nhiên, biến đổi khí hậu vào trong các quy hoạch bảo vệ môi trường cấp huyện.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1) Nguyễn Huy Anh, Đinh Thanh Kiên (2010), “Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập lớp phủ mặt đất khu vực Chân Mây huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế”, Kỷ yếu Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc năm 2010, NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, tr. 45-51.
2) Nguyễn Huy Anh, Trần Thị Tú (2010), “Một số tác động gây biến đổi đường bờ ở khu vực cửa biển Tư Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Kỷ yếu hội thảo Môi trường Đới ven bờ các tỉnh Duyên hải miền Trung Việt Nam. NXB Đại học Huế, tr. 192-205.
3) Nguyễn Huy Anh, Nguyễn Quang Hưng, Đinh Thanh Kiên (2011), “Ứng dụng GIS xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”, Kỷ yếu Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2011, NXB Nông nghiệp, tr. 440-447.
4) Nguyễn Huy Anh, Đinh Thanh Kiên, Đinh Văn Hùng (2011), “Tiềm năng phát triển du lịch biển - đảo - đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, chuyên san Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, (4S), tr. 1-10.
5) Nguyễn Huy Anh, Lê Văn Thăng (2012), “Phân vùng lãnh thổ phục vụ quy hoạch bảo vệ môi trường - nghiên cứu trường hợp tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VI năm 2012, T. I, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 393 - 402.
6) Nguyễn Huy Anh (2012), “Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học Đại học Huế, chuyên san Khoa học tự nhiện, T.74B, (5), tr. 5-16.
7) Nguyễn Huy Anh, Lê Văn Thăng, Vũ Văn Phái (2012), “Nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường phục vụ quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, chuyên san Khoa học tự nhiên, T. 28, (5S), tr. 1 - 11.
8) Nguyen Huy Anh, Le Van Thang, Dinh Thanh Kien (2012), “Remote sensing and GIS application to build landcover map of Chan May - Lang Co area, Phu Loc district, Thua Thien Hue province”, Journal of Science, Hue University, Vol. 77, (8), pp. 5-14.
9) Nguyễn Huy Anh (2013), “Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp phát triển theo hướng bền vững”, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VII năm 2013, T. 2, NXB Đại học Thái Nguyên.
10) Nguyễn Huy Anh, Lê Văn Thăng, Vũ Văn Phái (2014), “Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc làn thứ VIII, T.1, NXB Đại học Sư phạm HCM, tr. 219-228.
11) Nguyễn Huy Anh (2014), “Nghiên cứu xây dựng bản đồ độ dốc phục vụ quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc làn thứ VIII, T. 2, NXB Đại học Sư phạm HCM, tr. 188-194.
12) Le Van Thang, Nguyen Huy Anh, Dinh Thanh Kien, Ho Ngoc Anh Tuan (2014), “Research and propose some livelihood models adapting to climate change in the coastal plains of Thua Thien Hue province”, Journal of Science and Technology, Vietnam Academy of Science and Technology, ISSN 0866-708X, Special issue: Environmental protection toward sustainable development, Vol.52, (3A), pp.125-132.
13) Nguyễn Huy Anh, Hồ Ngọc Anh Tuấn, Đinh Thanh Kiên (2014), “Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế dưới sự trợ giúp của công nghệ GIS và viễn thám”, Kỷ yếu Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc năm 2014. NXB Đại học Cần Thơ. ISBN: 978-604-919-249-4, T. 1, tr. 346-352.
14) Nguyen Huy Anh, Nguyen Vu Ky, Ho Ngoc Anh Tuan, Hoang Ngoc Tuong Van (2014), “Using Landsat satellite imagery and GIS to build vegetation status map for Phu Loc district, Thua Thien Hue province”, Journal of Science, Hue University, Natural Sciences Issue, ISSN 1859-1388, Vol. 96, (8), pp. 1-17.
15) Nguyễn Huy Anh, Hồ Ngọc Anh Tuấn (2014), “Hiện trạng trượt lở đất trên các tuyến đường giao thông ở vùng đồi núi huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Chuyên san Khoa học Tự Nhiên, ISSN 1589-1388, T. 97, (9), tr. 5-14.
16) Nguyễn Huy Anh (2014), “Đánh giá nguy cơ trượt lở đất ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, chuyên san Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T. 30, (6S), tr. 195-201.
>>>>> Xem thêm bản thông tin tiếng Anh.
|