1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Như Quân
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 23/12/1982
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3614/QĐ-SĐH ngày 22/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 5533/QĐ-KHTN-CTSV ngày 28/12/2012
7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu mô phỏng và dự tính xu thế biến đổi của các sự kiện mưa lớn trên khu vực Việt Nam bằng mô hình khí hậu khu vực”
8. Chuyên ngành: Khí tượng và Khí hậu học
9. Mã số: 62 44 02 22
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: GS.TS Phan Văn Tân, Hướng dẫn phụ: PGS. Ngô Đức Thành
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Khả năng mô phỏng mưa lớn: Mô hình mô phỏng thấp hơn quan trắc trên nhiều vùng khí hậu thuộc khu vực Việt Nam. Phân bố không gian được mô hình mô phỏng tương đối phù hợp với quan trắc. Nhìn chung, mô phỏng tương đối tốt trên các vùng TBB, NTB và NB. Vùng ĐBB, ĐBBB và TN được mô hình mô phỏng chưa phù hợp về phân bố không gian. Kết quả mô phỏng trên vùng ĐBBB cũng chưa tốt về độ lớn. Vùng BTB được mô phỏng khá phù hợp về phân bố không gian nhưng chưa tốt về độ lớn. Mức độ dao động của sai số lớn nhất trên vùng NB. Theo các mùa, mô hình mô phỏng tương đối tốt trong mùa đông. Kết quả mô phỏng thấp hơn quan trắc trong các mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Mức độ giao động của sai số trong mùa xuân và hè thấp hơn mùa đông và thu. Mô hình mô phỏng chưa thực sự tốt trong mùa xuân.
- Khả năng mô phỏng xu thế biến đổi mưa lớn: Mô hình mô phỏng tương đối phù hợp trên vùng NTB. Mô phỏng mức độ biến đổi mạnh hơn và diện phân bố rộng hơn quan trắc ở các vùng NTB, TN và NB. Trên vùng TBB, ĐBB và ĐBBB, kết quả mô phỏng xu thế biến đổi mưa lớn chưa phù hợp so với quan trắc. Xu thế biến đổi mưa lớn trên vùng NTB, TN và NB được mô hình mô phỏng tốt hơn các vùng khác và tốt nhất là vùng NTB. Kết quả mô phỏng chưa thực sự phù hợp với quan trắc trên vùng TBB, ĐBB và ĐBBB. Mức độ tăng của mưa lớn mô phỏng bởi mô hình thường cao hơn quan trắc. Theo mùa, mô hình mô phỏng khá phù hợp xu thế biến đổi mưa lớn với mức độ cao hơn quan trắc trong mùa đông. Trong mùa xuân và mùa hè, kết quả mô phỏng xu thế biến đổi mưa lớn chưa tốt. Trong mùa thu, xu thế biến đổi mưa lớn được mô hình mô tương đối tốt.
- Dự tính xu thế biến đổi mưa lớn: Nhìn chung, mưa lớn trong tương lai có xu thế tăng cả về cường độ và tần suất. Theo RCP4.5, mức độ biến đổi mưa lớn thời kỳ giữa thế ký 21 khá tương đương với cuối thế kỷ 21. Nhưng RCP8.5 cho thấy mức độ biến đổi mưa lớn trong thời kỳ cuối thế kỷ 21 cao hơn so với giữa thế kỷ 21. Trong thời kỳ giữa thế kỷ 21, kết quả dự tính mưa lớn theo RCP4.5 có mức độ biến đổi mạnh hơn RCP8.5. Mưa lớn tăng mạnh nhất là khu vực ven biển vùng ĐBB, ĐBBB và BTB. Trên vùng TBB, và ĐBB có xu thế giảm nhẹ ở một số khu vực. Vùng NTB, TN và NB tăng yếu hơn các khu vực khác. Mức độ biến đổi mưa lớn trong mùa hè và thu cao hơn mùa đông và xuân. Trong thời kỳ cuối thế kỷ 21, mưa lớn cũng có xu thế tăng rõ rệt. Trên các vùng ĐBB và ĐBBB mức độ biến đổi mưa lớn theo RCP8.5 yếu hơn RCP4.5 và ngược lại đối với vùng BTB, NTB, TN và NB. Trong thời kỳ này mưa lớn có xu thế giảm trong mùa xuân theo kịch bản RCP4.5. Mức độ biến đổi mưa lớn trong mùa đông và xuân thấp hơn mùa thu và hè.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Trên thực tế, nhu về cầu kịch biến đổi của mưa lớn là rất lớn, đặc biệt là những kịch bản độ phân giải cao và mức độ tin cây lớn. Các kết quả nghiên cứu của luận án có khả năng cung cấp thông tin tham khảo có giá trị cho việc xây dựng và cập nhật các kịch bản ứng phó với BĐKH và với sự biến đổi của mưa lớn trong tương lai. Những kịch bản này là cơ sở để các chuyên gia, các nhà khoa học trong các lĩnh vực khác đề ra các biện pháp thích ứng phù hợp với ngành, lĩnh vực của mình.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Một số hướng nghiên cứu tiếp theo có thể triển khai:
- Với điều kiện năng lực máy tính và năng lực lưu trữ tốt hơn, những nghiên về xu thế biến đổi của mưa lớn trên khu vực Việt Nam có thể được thực hiện bằng phương pháp tổ hợp nhiều mô hình để tăng tính chắc chắn trong các kết quả dự tính.
- Những phương pháp nghiên cứu trong luận án có thể áp dụng nghiên cứu cho các hiện tượng khí hậu cực đoan khác như hạn hán, nắng nóng, không khí lạnh.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Lê Như Quân, Phan Văn Tân (2011), “Dự tính sự biến đổi của một số chỉ số mưa lớn trên lãnh thổ Việt Nam bằng mô hình khí hậu khu vực RegCM3”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27(1S), tr. 200-210.
[2] Ho Thi Minh Ha, Phan Van Tan, Le Nhu Quan, Nguyen Quang Trung (2011), “Extreme climatic events over Vietnam from observational data and RegCM3 projections”, Climate Research 49, pp. 87-100.
[3] Phan Van Tan, Nguyen Quang Trung, Ngo Duc Thanh, Le Nhu Quan (2011), “On the seasonal prediction of surface climate over Vietnam using Regional Climate Model (RegCM3)”, The Second International MAHASRI/HyARC Workshop on Asian Monsoon and Water Cycle, Nha Trang, Vietnam, pp. 97-106.
[4] Le Nhu Quan, Phan Van Tan, Nguyen Quang Trung, Ngo Duc Thanh (2013). “Trends in Extreme Rainfall Events over Vietnam: Historical data and Model Verification”, The Third International MAHASRI/HyARC Workshop on A
>>>>> Xem thông tin bản tiếng Anh.
|