1. Họ và tên nghiên cứu sinh: PHẠM HOÀI NAM
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 03/7/1974
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3678/QĐ-SĐH, ngày 28/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Công văn 1891/ĐHQGHN-ĐT, ngày 04/6/2013 của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc thay đổi tên đề tài luận án và cán bộ hướng dẫn.
7. Tên luận án: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái – xã hội ở khu vực Tây Nguyên
8. Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
9. Mã số: Thí điểm
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH.Trương Quang Học, PGS.TS. Trần Văn Chung
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Áp dụng khung lý thuyết hệ sinh thái – xã hội để nghiên cứu phát triển bền vững cho khu vực tuyến đường tuần tra biên giới ở Tây Nguyên.
- Đánh giá sự thay đổi của các hợp phần hệ sinh thái – xã hội do tác động của việc xây dựng và hoạt động của tuyến đường tuần tra biên giới ở khu vực biên giới Tây Nguyên.
- Đề xuất mô hình quản lý bền vững tài nguyên dựa vào cộng đồng tại khu vực nghiên cứu.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý về môi trường, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học môi trường ... trong quy hoạch lãnh thổ, xây dựng các kế hoạch phát triển triển kinh tế - xã hội, các dự án về bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực vùng Tây Nguyên.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu và triển khai các mô hình kinh tế nông – lâm kết hợp, mô hình du lịch sinh thái - văn hóa dựa vào cộng đồng cho các xã biên giới ở Tây Nguyên.
- Nghiên cứu đề xuất các tiêu chí phát triển bền vững cho khu vực các xã biên giới Tây Nguyên dựa trên các tiêu chí phát triển bền vững cho địa phương mà Nhà nước mới ban hành trong Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Phạm Hoài Nam, Trần Văn Chung, Phạm Bình Quyền, Nguyễn Thị Phương Liên (2010). “Một số tác động đến môi trường trong quá trình thi công tuyến đường TTBG ở khu vực Tây nguyên và đề xuất biện pháp giảm thiểu”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia lần thứ hai về Môi trường và Phát triển bền vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 183-190.
2. Phạm Hoài Nam (2014). “Các nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học trên tuyến đường tuần tra biên giới ở khu vực Tây Nguyên”, Tạp chí Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Số 16), tr. 16-19.
3. Trương Quang Học, Phạm Hoài Nam (2014). “Hệ sinh thái – xã hội trong phát triển giao thông đường bộ”, Tạp chí Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Số 23), tr. 18-21.
4. Phạm Hoài Nam, Trương Quang Học (2015). “Vai trò của cộng đồng trong phát triển hệ sinh thái giao thông đường bộ bền vững ở Việt Nam”, Hội thảo khoa học quốc gia về Tài nguyên thiên nhiên và Tăng trưởng xanh – tuyển tập báo cáo khoa hoc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 133-149.
5. Phạm Hoài Nam, Trương Quang Học (2015). “Những vấn đề môi trường bức xúc do các hoạt động phát triển ở Tây Nguyên”, Hội thảo khoa học quốc gia về Tài nguyên thiên nhiên và Tăng trưởng xanh – tuyển tập báo cáo khoa học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 275-291.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|