1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Tăng Xuân Dẫn
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 30-10-1974
4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011/QĐ/XHNV- SĐH ngày 21/11/2011 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định về việc thay đổi tên đề tài luận án NCS số 1144/QĐ – SĐH ngày 26 tháng 08 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV.
- Quyết định về việciều chỉnh tên đề tài luận án Tiến sĩ của NCS số 380/QĐ – SĐH ngày 14 tháng 05 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV.
7. Tên đề tài luận án: VAI TRÒ CỦA CÁC THIỀN SƯ TRONG VĂN HÓA ĐẠI VIỆT THỜI LÝ –TRẦN VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY
8. Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS
9. Mã số: 62228005
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Một là, luận án phân tích một cách có hệ thống bối cảnh và tiền đề của sự phát triển và đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, văn hoá Đại Việt thời Lý - Trần.
- Hai là, phân tích vai trò của các Thiền sư đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá đại Việt thời Lý - Trần.
- Ba là, ý nghĩa của việc nghiên cứu vai trò Thiền sư Lý - Trần đối với Việt Nam hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập lịch sử tư tưởng Việt Nam, văn hoá học và cho các nhà nghiên cứu có mục đích vận dụng khung lý thuyết của luận án vào nghiên cứu văn hoá và con người Việt Nam hiện đại
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vai trò của các Thiền sư sau thời Lý - Trần.
- Tính hiện đại của sự biến đổi vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: 10 bài nghiên cứu
1. Tăng Xuân Dẫn (2011), “Phật giáo với sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến độc lập dân tộc thời Lý - Trần”, Tạp chí Khuông Việt (12+13), tr.29-34.
2. Tăng Xuân Dẫn (2011), “Thiền sư Pháp Loa và Báo Ân Tự trong văn hóa Đại Việt thời Trần”, Tạp chí Khuông Việt (16), tr.84-88.
3. Tăng Xuân Dẫn (2012), “Vai trò của Thiền sư trong nền giáo dục và đạo tạo Phật giáo thời Lý –Trần”, Giáo dục Phật giáo Việt Nam đinh hướng và phát triển, Nxb Tôn giáo Hà Nội, tr.521-525.
4. Tăng Xuân Dẫn (2013), “Lễ hội Tịch Điền dưới triều đại Lý - Trần”, Tạp chí Khuông Việt (21), tr. 25-29.
5. Tăng Xuân Dẫn (2013), “Kiến trúc của Phật giáo Lý - Trần một đóng góp lớn cho văn hóa dân tộc Việt Nam”, Hội thảo Tôn giáo và văn hóa một số vấn đề lý luận, Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tr.78-90.
6. Tăng Xuân Dẫn (2013), “Phật giáo Việt Nam hiện nay kế thừa và phát huy truyền thống xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Phật Giáo Lý - Trần trong xã hội đương đại”, Hội thảo quốc tế Phật giáo châu Á và Việt Nam trong tiến trình và phát huy văn hóa và dân tộc, Viện Triết học và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội , tr.598-607.
7. Tăng Xuân Dẫn (2015), “Văn hóa vật thể của Phật Giáo Lý -Trần: Một bình diện văn hóa mới trong lịch sử dân tộc”, Tạp chí Trường trung cấp phật học Hà Nội, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.25-34.
8. Tăng Xuân Dẫn (2014), "Tâm hồn và cốt cách dân tộc qua tinh thần nhập thế của các Thiền Sư Lý - Trần đối với Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển", Tạp chí Khuông Việt (25), tr.38-46.
9. Tăng Xuân Dẫn (2015), “Giá trị văn hóa Phật giáo qua sáng tác văn học của Thiền sư thời Lý - Trần”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (3), tr.75-67.
10. Tăng Xuân Dẫn (2015), “Phát huy truyền thống xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Phật giáo Lý - Trần trong Phật giáo Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (229), tr.51-55.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|