1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Dương Đỗ Quyên
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/11/1981.
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3202/QĐ - SĐH ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có
7. Tên đề tài luận án: Vai trò của Sanyutei Encho trong đời sống xã hội - văn hóa Nhật Bản thời kỳ Minh Trị.
8. Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Cận đại và Hiện đại
9. Mã số: 62.22.50.05
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Kim
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Làm rõ những xu hướng phát triển của lịch sử văn hóa Nhật Bản thời Minh Trị; phân tích quá trình kế thừa và tiếp biến của nghệ thuật đại chúng Yose và kể chuyện-tấu nói Rakugo từ một truyền thống của xã hội và văn hóa thị dân đã phát triển mạnh mẽ trong thời Edo trở thành loại hình mang dấu ấn cận đại hóa thời Minh Trị.
- Khảo cứu các nguồn sử liệu gốc, tư liệu và nghiên cứu về Sanyutei Encho – tác giả, nghệ sĩ kể chuyện-tấu nói Rakugo, nhà hoạt động văn hóa đại chúng tiêu biểu cuối thời Edo – đầu thời Minh Trị trong liên hệ với các sự kiện và bối cảnh của thời đại nhằm làm rõ cuộc đời, sự nghiệp và các mối quan hệ xã hội, những đóng góp và ảnh hưởng chủ yếu của Sanyutei Encho trong đời sống văn hóa - xã hội Nhật Bản thời Minh Trị.
- Qua nghiên cứu trường hợp Sanyutei Encho, luận án đã phân tích và làm rõ vai trò của tầng lớp văn nghệ sĩ đô thị trong việc lôi cuốn quần chúng xã hội, và quá trình tiếp biến của truyền thống văn hóa thị dân Edo, một tiền đề và nội lực quan trọng của cận đại hóa xã hội và văn hóa Nhật Bản.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tiếp tục nghiên cứu về sự phát triển của văn hóa thị dân thời Edo và Minh Trị.
- Tiếp tục nghiên cứu về những chuyển biến và vai trò đóng góp của nghệ thuật kể chuyện-tấu nói Rakugo trong giai đoạn lịch sử kể trên.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1) Nguyễn Dương Đỗ Quyên (2015), “Nghệ thuật kể chuyện-tấu nói Rakugo trong quá trình hiện đại hóa Nhật Bản thời Minh Trị”, Tạp chí Văn hóa dân gian (158), tr.74-80.
2) Nguyễn Dương Đỗ Quyên (2014), “Tình hình nghiên cứu về Sanyutei Encho - nhà văn hóa lớn thời Minh Trị”, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội (383), tr.26-33.
3) Nguyễn Dương Đỗ Quyên (2014), “Quá trình hiện đại hóa sân khấu đại chúng Nhật Bản thời Minh Trị”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (165), tr.60-65.
4) Nguyễn Dương Đỗ Quyên (2012), “Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản tại Việt Nam”, Bài giảng chuyên đề nghiên cứu Nhật Bản - Nhật Bản và châu Á, ĐH KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Thế giới, tr.113-132. (『ベトナムにおける日本の伝統文化』、日本研究論文集「日本とアジア」(tiếng Nhật), tr.163-179).
5) Nguyễn Dương Đỗ Quyên (2010), “Nghệ nhân Sanyutei Encho với nghệ thuật tấu hài Rakugo cổ điển”, Bài giảng chuyên đề nghiên cứu Nhật Bản (tập 1) Lịch sử - Văn hóa - Xã hội, Đại học Quốc Gia Hà Nội, NXB Thế giới, tr.103-116. (『古典落語における三遊亭円朝』、日本研究論文集「歴史・文化・社会」 (tiếng Nhật), tr.81-90).
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|