1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Thùy Linh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 28 – 8 -1982
4. Nơi sinh: TP Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định điều chỉnh tên đề tài luận án số 253/QĐ-SĐH, ngày 23 tháng 3 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hợp đồng tiếng Việt từ bình diện phân tích diễn ngôn
8. Chuyên ngành: Việt ngữ học
9. Mã số: 62 22 01 15
10. Cán bộ hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án tập trung trình bày những đặc trưng về Trường của VBHĐ. Theo đó, luận án tiến hành khảo sát, phân tích VBHĐ từ bình diện phản ánh kinh nghiệm. Luận án nhận thấy hệ thống ngữ pháp qua đó bình diện phản ánh kinh nghiệm được thể hiện là hệ thống chuyển tác. Cũng liên quan đến những đặc trưng về Trường của VBHĐ, luận án trình bày những nội dung mà theo Halliday và các nhà ngôn ngữ học chức năng hệ thống khác gọi là ẩn dụ ngữ pháp và liên hệ chủ yếu đến hiện tượng mà ngữ pháp truyền thống gọi là danh hóa và mở rộng cụm danh từ. Ngoài ra, luận án cũng dành một phần để khảo sát khía cạnh chu cảnh trong hệ thống chuyển tác.
- Luận án trình bày những đặc trưng về Ý chỉ của VBHĐ thể hiện thông qua việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt các mối quan liên nhân. Luận án tiến hành khảo sát, phân tích các nét đặc biệt của kiểu tình thái chức. Kiểu tình thái này được hiện thực hóa trong VBHĐ thông qua các động từ tình thái và tổ hợp từ tình thái.
Những đặc trưng về Ý chỉ của VBHĐ còn được thể hiện qua hành động ngôn từ cam kết. Theo số liệu khảo sát, trong VBHĐ tồn tại cả hai dạng biểu thức ngôn hành cam kết: biểu thức ngôn hành cam kết tường minh và biểu thức ngôn hành cam kết nguyên cấp
Luận án tiến hành khảo sát và phân tích bình diện kết cấu văn bản (texture) VBHĐ. Ở bình diện vĩ mô, luận án xác định các thành phần bắt buộc và tùy nghi; thảo luận về ý nghĩa và cấu trúc câu điều kiện; cấu trúc đoạn văn trong VBHĐ.
Ở bình diện vi mô, luận án phân tích và thảo luận về kết cấu Đề - Thuyết, hiện tượng Đề hóa, hai kiểu đề đặc trưng (khung đề và chủ đề) và các phương tiện liên kết người viết sử dụng trong VBHĐ.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và phục vụ công tác giảng dạy môn Phân tích diễn ngôn, phong cách học tiếng Việt cũng như những môn học có liên quan.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: So sánh đặc điểm ngôn ngữ văn bản hợp đồng tiếng Việt với ngôn ngữ văn bản hợp đồng nước ngoài.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
1. Trần Thị Thùy Linh (2013), “Các lỗi thường gặp trong văn bản hợp đồng tiếng Việt”, Ngôn ngữ & Đời sống (5), tr. 12-16.
2. Trần Thị Thùy Linh (2014), “Hành động ngôn từ cam kết trong văn bản hợp đồng tiếng Việt”, Từ điển học và Bách khoa thư (2), tr. 15-20.
3. Trần Thị Thùy Linh (2014), “Vai trò của phép liên kết trong việc tạo tính chính xác – minh bạch cho văn bản hợp đồng”, Từ điển học và Bách khoa thư (4), tr. 107-113.
4. Trần Thị Thùy Linh (2014), “Dạy cách tạo lập văn bản hợp đồng kinh tế cho lưu học sinh tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Chiến lược ngoại ngữ trong thời kì hội nhập, Trường Đại học Hà Nội, tr. 461-466.
>>>>> Xem bản chi tiết tiếng Anh.
|