1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thúy Hằng
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/05/1977
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3676/QĐ-SĐH của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 28/10/2009.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945
8. Chuyên ngành: Báo chí học
9. Mã số: 62 32 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Quang Hưng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Phục hiện lại một cách tương đối hoàn chỉnh về dòng báo chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945 với các khuynh hướng báo chí chính trị tiêu biểu trong giai đoạn này.
- Phác họa một cái nhìn tổng quan về quan điểm mácxít và quan điểm phương Tây về mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị.
- Khắc họa diện mạo, cơ sở hình thành, sự phát triển của dòng báo chính trị ở Việt Nam trước năm 1925 và giai đoạn 1925-1945.
- Phân tích nội dung và nghệ thuật dòng báo chính trị Việt Nam, trong đó tập trung làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong nội dung của các khuynh hướng báo chí chính trị; nghệ thuật làm báo của báo chí công khai, hợp pháp và nghệ thuật tuyên truyền của báo chí xuất bản bí mật dưới chính quyền thực dân.
- Đánh giá vai trò của dòng báo chính trị đối với đời sống chính trị Việt Nam, thể hiện qua sự tác động đến chính quyền thuộc địa, đến các đảng phái và phong trào chính trị, đến công chúng: báo chí như là “vũ khí tư tưởng” của các đảng chính trị, là phương tiện nhằm nâng cao lòng yêu nước và nhận thức chính trị của quần chúng, làm thúc đẩy các phong trào chính trị. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và ý nghĩa lịch sử đối với thực tiễn đời sống báo chí và chính trị hiện nay.
Ý nghĩa lý luận: luận án sẽ góp phần vào quá trình tìm hiểu mối quan hệ giữa báo chí với đời sống chính trị của Việt Nam trong giai đoạn hình thành lịch sử hiện đại của đất nước; đóng góp vào lý luận báo chí truyền thông định nghĩa về dòng báo chính trị ở Việt Nam; đồng thời góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết về mối quan hệ báo chí và chính trị, truyền thông chính trị.
Ý nghĩa thực tiễn: luận án có thể là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo cho những người hoạt động báo chí cũng như những nhà lãnh đạo, quản lý báo chí ở Việt Nam trong việc xử lý mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học ngành Báo chí học, Chính trị học, Lịch sử và những người quan tâm đến các vấn đề lý thuyết và thực tiễn về Lịch sử báo chí, Truyền thông và Chính trị ở Việt Nam.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Các lý thuyết về mối quan hệ truyền thông và chính trị.
- Sự phát triển của dòng báo chính trị ở Việt Nam từ 1945 đến nay.
- Nghiên cứu so sánh truyền thông và chính trị trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
- Nguyễn Thị Thúy Hằng, Vũ Thị Minh Thắng (2015), “Sự hình thành không gian công ở Việt Nam trước năm 1945: Nghiên cứu dưới góc độ Báo chí học, Chính trị học và Lịch sử”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm học 2014-2015 Nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn tiếp cận từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015, tr.298-309.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2015), “Báo chí cách mạng Việt Nam trước năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản Điện tử, ngày 6/11/2015.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Các lý thuyết truyền thông chính trị và vận dụng ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận Chính trị (12), tr. 28-31.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Vài nét về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí cách mạng Việt Nam (1930-1945)”, Tạp chí Lịch sử Đảng (6), tr. 66-70.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Vai trò của báo chí cách mạng trong đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, T. 30 (1), tr. 22-32.
>>>>> Thông tin bản tiếng Anh.
|