1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hà Thanh Hương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 07/4/1976
4. Nơi sinh: Phú Thọ
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 605/QĐ-ĐT ngày 28/11/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHGD, ĐHQGHN);
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Tôi được giao đề tài tiến sĩ: “Quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học theo tiếp cận năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay”, tại Quyết định số 928/QĐ-ĐT ngày 28/12/2012 của Hiệu trưởng Trường ĐHGD, ĐHQGHN, được phép chỉnh sửa tên đề tài thành: “Quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay”, tại Quyết định số 842/QĐ-ĐT ngày 10/10/2014 của Hiệu trưởng Trường ĐHGD, ĐHQGHN.
7. Tên đề tài luận án: “Quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay”
8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
9. Mã số: 62 14 01 14
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Công Giáp; 2. GS.TSKH Phạm Lê Hòa
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn cao đối với các cơ sở giáo dục đại học tổ chức thực hiện đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục (GD) Việt Nam hiện nay. Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công tác đào tạo giáo viên (GV), đặc thù của GV nghệ thuật và đào tạo GV nghệ thuật trình độ đại học, cách tiếp cận đào tạo GV nghệ thuật theo năng lực thực hiện (NLTH). Luận án đã xây dựng một khung lý luận vững chắc bao gồm các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài và khái niệm về quản lý, quản lý nhà trường, quản lý đào tạo (ĐT), GV nghệ thuật, tiếp cận năng lực thực hiện và đề xuất xây dựng khung năng lực GV nghệ thuật. Luận án tập trung phân tích sâu các nội dung quản lý đào tạo GV nghệ thuật theo tiếp cận năng lực thực hiện từ khâu quản lý công tác tuyển sinh, thực thi chương trình, phương thức quản lý hoạt động dạy học, kiểm tra – đánh giá, quản lý kết quả đầu ra của quá trình đào tạo để định hướng cho việc nghiên cứu vấn đề trong luận án. Những yêu cầu đổi mới của GD và ĐT Việt Nam, đặc biệt là những đổi mới trong GD phổ thông và những định hướng của ĐT GV nghệ thuật trình độ đại học đang đặt ra cho các nhà quản lý GD những yêu cầu, nhiệm vụ quản lý phù hợp. Luận án tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý ĐT GV nghệ thuật trình độ đại học trong một số cơ sở GD ĐH trong cả nước. Trên cơ sở kết quả khảo sát, luận án đánh giá những điểm mạnh, hạn chế trong quản lý đào tạo GV nghệ thuật theo tiếp cận NLTH hiện nay. Đây chính là cơ sở thực tiễn để đề xuất giải pháp quản lý ĐT GV nghệ thuật trình độ đại học theo tiếp cận NLTH trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng quản lý ĐT GV nghệ thuật ở một số cơ sở GD ĐH, luận án đã đề xuất 7 giải pháp cho quá trình quản lý đào tạo GV nghệ thuật trình độ đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện: 1) Tổ chức cụ thể hóa khung năng lực thực hiện để làm cơ sở triển khai đào tạo GV nghệ thuật trình độ đại học trong các cơ sở GD ĐH; 2) Tổ chức tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh trong đào tạo GV nghệ thuật trình độ đại học theo NLTH; 3) Tổ chức định kỳ điều chỉnh, bổ sung CTĐT giáo viên nghệ thuật trình độ đại học theo NLTH để phù hợp nhu cầu thực của người học và xã hội; 4) Tổ chức quá trình dạy học trong đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học theo NLTH; 5) Quản lý công tác đánh giá kết quả đầu ra và cấp văn bằng trong đào tạo GV nghệ thuật theo tiếp cận NLTH; 6) Quản lý các điều kiện bảo đảm chất lượng phục vụ yêu cầu đào tạo GV nghệ thuật theo tiếp cận NLTH; 7) Quản lý thông tin đầu ra trong đào tạo GV nghệ thuật trình độ đại học theo tiếp cận NLTH.
Bảy giải pháp đề xuất trong luận án là đóng góp mới của luận án, sẽ góp phần cải tiến chất lượng quản lý ĐT GV nghệ thuật theo tiếp cận NLTH đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và ĐT Việt Nam hiện nay. Trong từng giải pháp tác giả phân tích kỹ mục đích, nội dung, cách thức thực hiện nội dung và điều kiện thực hiện của từng giải pháp. Tác giả đã triển khai khảo nghiệm mức độ cần thiết, tính khả thi của giải pháp với đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý, giảng viên của một số trường đại học đào tạo GV nghệ thuật.
Ngoài việc tổ chức khảo nghiệm các giải pháp, luận án đã thử nghiệm một số nội dung của giải pháp, trong đó nội dung 01 trong giải pháp 02 là tổ chức tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp phục vụ cho công tác tuyển sinh đã được thực hiện với hiệu ứng tốt, được đánh giá cao và tạo được mối quan hệ tốt đối với các trường phổ thông, là những cơ sở GD tuyển dụng GV nghệ thuật. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất trong luận án được khẳng định qua kết quả khảo nghiệm và thử nghiệm.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu trong luận án có giá trị thực tiễn đối với các cơ sở GDĐH đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học trong giai đoạn hiện nay khi đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam. Một là, khung năng lực thực hiện của giáo viên nghệ thuật có thể được áp dụng để triển khai đào tạo và quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học, tuyển dụng giáo viên nghệ thuật THPT trong giai đoạn đổi mới giáo dục. Hai là, các giải pháp được đề xuất trong luận án có thể áp dụng vào thực tế quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trong các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học nhằm giúp các trường trong việc tổ chức qui trình đào tạo từ khâu tuyển sinh đến xét công nhận tốt nghiệp.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Quản lý đào tạo GV nghệ thuật trình độ đại học là một nhiệm vụ cần sự phối hợp rất nhịp nhàng giữa các cấp các ngành, các đối tượng quản lý khác nhau. Ngoài các giải pháp về công tác tổ chức, những chuẩn mực trong khung năng lực giáo viên nghệ thuật, hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung vào phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà trưởng, quản lý đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho giảng viên các trường đại học đào tạo giáo viên nghệ thuật, bồi dưỡng và đào tạo lại cho giáo viên nghệ thuật các trường phổ thông để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Hà Thanh Hương (2012), Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống vừa làm vừa học, Tạp chí Quản lý giáo dục số 34, tháng 3/2012.
2. Hà Thanh Hương (2012), Tổ chức đào tạo đại học khối ngành văn hóa nghệ thuật theo nhu cầu xã hội, Tạp chí Quản lý giáo dục số 40, tháng 9/2012.
3. Hà Thanh Hương (2014), Quản lý dạy học theo năng lực thực hiện trong đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học của học chế tín chỉ, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 67 tháng 12 năm 2014.
4. Hà Thanh Hương (2015), Quản lý chương trình đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học theo năng lực thực hiện, Tạp chí Giáo dục nghệ thuật, số Tết 2015.
5. Hà Thanh Hương (2015), Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường đại học đào tạo giáo viên nghệ thuật đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam, Tạp chí giáo dục nghệ thuật số 15, tháng 8/2015.
6. Hà Thanh Hương (2015), Nghiên cứu xây dựng khung năng lực giáo viên nghệ thuật trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 67 tháng 11 năm 2015.
7. Đề tài NCKH cấp trường (Thành viên - Thư ký đề tài): “Xây dựng chương trình đào tạo Quản lý văn hóa Nghệ thuật theo hướng tiếp cận CDIO”. Mã số T2012-25 HĐKH và ĐT trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã nghiệm thu, đạt loại Tốt năm 2013.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|