1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thu Trang
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/03/1983
4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 4761/QĐ-KHTN-CTSV ngày 29/12/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: quyết định gia hạn số 255/QĐ-ĐHKHTN ngày 2/2/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu các nguyên nhân gây biến thiên hàng ngày đối với sự phát triển của spread F xích đạo
8. Chuyên ngành: Vật lý địa cầu
9. Mã số: 62440101
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: TS. Lê Huy Minh; Hướng dẫn phụ: TS. Roland Takuya Tsunoda
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Khẳng định bằng chứng mới về vết phản xạ nhiều lần (đơn và kép) là dấu hiệu điện ly đồ của cấu trúc dạng sóng quy mô lớn.
- Lần đầu tiên nghiên cứu đồng thời vai trò của hai yếu tố điều khiển đối với spread F ở thang thời gian hàng tháng không những cho thấy vận tốc nâng lên thẳng đứng cực đại của lớp F đóng vai trò quan trọng hơn gradient độ dẫn (nút hoàng hôn) đối với biến thiên hoạt động spread F mà còn chỉ ra rằng có thể tồn tại hai nguồn khác nhau điều khiển biến thiên giá trị cực đại vận tốc là sự biến đổi độ lớn của dòng điện xích đạo vào phân điểm và lực triều số sóng 2 vào chí điểm.
- Dấu hiệu điện ly đồ của cấu trúc bong bóng plasma xích đạo là các dạng spread F phức hợp quan trắc tại các trạm xa xích đạo phân biệt với các dạng spread F xảy ra tại khu vực xích đạo từ.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Áp dụng kết quả và phương pháp nghiên cứu vào tìm hiểu đặc tính xuất hiện spread F xích đạo tại Việt Nam, tiến tới dự báo hiện tượng nhằm phục vụ cho mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông - định vị vệ tinh tương lai.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tìm thêm bằng chứng nhằm nâng cao khả năng sử dụng điện ly đồ trong nghiên cứu spread F
- Tiếp tục làm rõ hơn vai trò của hai yếu tố điều khiển đối với sự xuất hiện spread F xích đạo hàng ngày.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Nguyen T. T., R. T. Tsunoda, and M. Yamamoto (2012), “On the relationship of multi-reflected echoes to large-scale wave structure and equatorial spread F”, 13th International Symposium on Equatorial Aeronomy, Inst. Geofis. del Peru, Peru.
[2]. Roland T. Tsunoda, Smitha V. Thampi, Thu Trang Nguyen, and Mamoru Yamamoto (2013), “On validating the relationship of ionogram signatures to large-scale wave structure”, Journal of Atmosphere and Solar-Terrestrial Physics 103 (30), pp. 30-35.
[3]. Roland T. Tsunoda, Trang T. Nguyen, and Minh Huy Le (2015), “Effects of tidal forcing, conductivity gradient, and active seeding on the climatology of equatorial spread F over Kwajalein”, Journal of Geophysical Research: Space Physics 120, pp. 632–653.
[4]. Nguyen T. T., R. T. Tsunoda, M. H. Le (2015), “On new detailed ionogram signatures of equatorial plasma bubbles from non-equatorial station during low solar activity”, Vietnam Journal of Earth Sciences Vol. 37 (No. 4) (đã chấp nhận đăng).
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|