1. Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Năm Hoàng
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/5/1982
4. Nơi sinh: Ninh Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2387/SĐH, ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại
8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
9. Mã số: 62 22 34 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Văn Lân và PGS.TS Hà Văn Đức
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án là một công trình khoa học áp dụng lý thuyết tự sự học và thi pháp học vào việc nghiên cứu thể loại truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Tuy đã có một số công trình đi theo hướng nghiên cứu này, nhưng với phạm vi nghiên cứu rộng lớn và hướng triển khai của mình, luận án là công trình đầu tiên khảo sát đối tượng để đi đến những nhận định, tổng kết khái quát nhất về các đặc điểm thi pháp, sự vận động và những thành tựu của truyện ngắn Việt Nam bốn mươi năm qua. Vì thế, luận án không chỉ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có tính lý luận về thể loại, mà còn là một khảo sát gắn với những quan điểm về việc phân kỳ và tổng kết văn học sử.
Cùng với những công trình nghiên cứu tổng quan về các thể loại khác (tiểu thuyết, thơ...), luận án góp phần đưa ra một hình dung khái quát về chặng đường bốn mươi năm vận động và phát triển của nền văn học Việt Nam trong thời kỳ đương đại.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):
Luận án cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập ngành Văn học trong các trường Đại học, Cao đẳng, và cho những độc giả quan tâm về văn học Việt Nam sau 1975.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
- Nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam sau 1975 trong so sánh với truyện ngắn đương đại của một số quốc gia khác trên thế giới
- Nghiên cứu mối quan hệ về mặt thi pháp giữa truyện ngắn với các thể loại khác trong văn học Việt Nam đương đại
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian):
[1] Nguyễn Thị Năm Hoàng (2007), “Truyện ngắn Sơn Nam”, Truyện ngắn Việt Nam, Lịch sử - Thi pháp – Chân dung, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.697 – 707.
[2] Nguyễn Thị Năm Hoàng (2011), “Văn học mạng và những biến đổi trong phương thức tiếp nhận của người đọc đương đại”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (40), tr.69 - 71.
[3] Nguyễn Thị Năm Hoàng (2013), “Tập truyện ngắn Khung trời bỏ lại của các tác giả nữ hải ngoại – một liên khúc về thân phận”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tiếp nhận văn học nghệ thuật, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.441 - 448.
[4] Nguyễn Thị Năm Hoàng (2013), “Vài nét về chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại”, Tạp chí Lý luận phê bình Văn học – Nghệ thuật (11), tr.55 - 59.
[5] Nguyễn Thị Năm Hoàng (2013), “Khái lược ranh giới thể loại truyện ngắn Việt Nam đương đại”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và Tiếng Việt: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.286 - 292.
[6] Nguyễn Thị Năm Hoàng (2014), “Nhan đề như một tín hiệu nghệ thuật đa trị trong truyện ngắn Việt Nam đương đại”, Kỷ yếu hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm học 2013 – 2014, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.444 – 458.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|